Sự kiện hot
11 năm trước

11 Bộ trưởng của Ai Cập đồng loạt tuyên bố từ chức

Theo RIA Novosti, Ngoại trưởng Ai Cập Mohamed Kamel Amr đã tuyên bố từ chức.

Theo RIA Novosti, Ngoại trưởng Ai Cập Mohamed Kamel Amr đã tuyên bố từ chức.

Trước đó, đài truyền hình Al-Jazeera đưa tin 11 Bộ trưởng trong chính phủ Ai Cập và 3 tỉnh trưởng đã tuyên bố rời khỏi chức vụ của mình do bất đồng với chính sách của Tổng thống Mohammed Morsi.


Ngoại trưởng Ai Cập Mohamed Kamel Amr. Ảnh: rian.ru

Trong khi đó, Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập đã ra tuyên bố trong đó nói các lực lượng chính trị ở đất nước có 48 giờ để thực hiện yêu cầu của nhân dân.

Quân đội Ai Cập cũng giải thích rằng, trong trường hợp ngược lại họ có ý định tuyên bố về “lộ trình hành động” giải quyết khủng hoảng mà sẽ được thực hiện với sự kiểm soát của lực lượng vũ trang.

Trước đó, Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang Ai Cập đã cảnh báo công dân trong nước về những cuộc khiêu khích có thể trong mấy ngày gần đây với mục đích làm mất uy tín quân đội và kêu gọi người dân cảnh giác.

Quân đội cũng cảnh cáo các công dân về việc mang quân phục bất hợp pháp và không tiếp cận trái phép các cơ sở quân sự, vì “có thể đe doạ mạng sống của những người vi phạm.”

Phản ứng trước tuyên bố của quân đội Ai Cập, ông Mahmud Ghozlan, một thủ lĩnh cấp cao của phong trào Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, ngày 1/7 nói rằng: “Anh em Hồi giáo đang nghiên cứu tuyên bố của quân đội,” bộ chính trị của tổ chức này sẽ nhóm họp để “quyết định về lập trường của mình.”

Trong khi đó, thành viên cấp cao Yasser Hamza trong Đảng Tự do và Công lý của Anh em Hồi giáo nhấn mạnh “mọi người” bác bỏ tuyên bố nói trên của quân đội, bởi, theo ông Hamza, “các giải pháp phải nằm trong khuôn khổ hiến pháp và thời kỳ của các cuộc đảo chính quân sự đã qua đi.”

Ngược lại, tổ chức đối lập Tamarod, nhóm đứng đằng sau làn sóng biểu tình hôm 30/6 với hàng triệu người xuống đường kêu gọi Tổng thống Morsi từ chức, đã hoan nghênh quân đội đã đứng về phía người dân, khi cho rằng tuyên bố của quân đội “sẽ đồng nghĩa với cuộc bầu cử tổng thống sớm” - theo lời phát ngôn viên Mahmud Badr của Tamarod.

Nhận định về tình hình đang diễn ra ở Ai Cập, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chính trị xã hội Nga Vladimir Evseev cho rằng: “Nếu không có quân đội thì tình hình trong xã hội Ai Cập sẽ trở nên xấu hơn, tình hình hiện nay tôi chưa nhìn thấy có biểu hiện nào đó của một cuộc đảo chính quân sự. Tuy nhiên, cho đến lúc nào tiềm năng của lực lượng này vẫn chưa hết, cho đến khi nào lực lượng này còn tồn tại, thì có tin tưởng rằng hỗ loạn ở đất nước này sẽ không diễn ra.”

Chuyên gia Vladimir Evseev nhận định: “Vấn đề chủ yếu sẽ phụ thuộc vào khả năng của Tổng thống Mohammed Mursi xây dựng quan hệ đối tác với quân đội.”

Ông Evseev không loại trừ một cuộc đảo chính có thể xảy ra ở Ai Cập.

“Nếu ông ta (Tổng thống Morsi) tiếp tục quá trình làm mất uy tín của quân đội, đẩy nhanh tiến độ Hồi giáo của xã hội Ai Cập, vi phạm các quyền của những người trẻ và phụ nữ, thì trong trường hợp tình hình kinh tế xấu đi hơn nữa các tướng lĩnh quân sự có thể quyết định tiến hành một cuộc đảo chính để cứu đất nước khỏi thảm họa,” chuyên gia Evseev dự báo.

Khôi Nguyên
theo Vietnam+

Từ khóa: