Sự kiện hot
7 năm trước

Đại học ứng dụng xóa tan “ám ảnh” thất nghiệp…

Tỉ lệ cử nhân Đại học của các trường Top đầu thất nghiệp ngày càng lớn làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của phụ huynh và các em học sinh vừa tốt nghiệp THPT. Xu hướng lựa chọn đi học nghề, xuất khẩu lao động hoặc làm công nhân cho các khu công nghiệp lớn còn hơn học Đại học mất 4 năm, tiêu tốn hàng trăm triệu đồng mà vẫn thất nghiệp đang ngày một gia tăng và nhận được sự ủng hộ của đông đảo các bậc phụ huynh. Sự lựa chọn có nhiều “tiếc nuối” ấy, một phần do phụ huynh và học sinh chưa tiếp cận được thông tin về mô hình đào tạo Đại học ứng dụng.

Ám ảnh “thất nghiệp”

Trường THPT Thanh Hà là trường cấp 3 được đặt ở thị trấn Thanh Hà, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội 60km, năm 2017 trường có 115 học sinh tốt nghiệp PTTH nhưng chỉ có 21 em đăng ký xét tuyển Đại học, cao đẳng. Khi được hỏi lý do tại sao số thí sinh đăng ký đi học chuyên nghiệp lại ít như vậy, bà Dương Hải Hằng Hiệu phó nhà trường cho biết: Tâm lý nhiều phụ huynh và học sinh ở đây muốn lựa chọn cho con đi học nghề hoặc làm công nhân sau khi tốt nghiệp cấp 3 hơn là đi học cao đẳng đại học. Lực học của các em không phải là không đủ khả năng học Đại học, hoàn cảnh gia đình nhiều em cũng không hề khó khăn nhưng các em sợ học xong 4 năm không xin được việc, cuối cùng vẫn phải quay về làm công nhân”.

Chị Nguyễn Thị Nhiên ở Yên Thủy, có con học xong Đại học chuyên ngành Kinh tế Quốc tế của một trường Đại học Top đầu ra trường 4 năm vẫn không xin được việc, chị cho biết: “Con gái lớn nhà tôi, mỗi năm đại học tiêu tốn cả vài ba tấn thóc nhưng tốt nghiệp xong lại chả xin được việc. Cháu nó cũng nhanh nhẹn nên khi tốt nghiệp xong cũng xin đi bán hàng điện máy để chờ xin việc đúng chuyên ngành. Xin mãi chẳng được, lương bán hàng không đủ thuê nhà trọ, cháu lại về đi làm công nhân cho công ty Sam Sung. Vậy nên thằng em tốt nghiệp cấp 3 lần này, vợ chồng tôi rút kinh nghiệm, cho đi làm công nhân luôn, không phải học Đại học tốn kém, sau 4 năm dành dụm cũng có tí vốn liếng mà dựng vợ gả chồng”.

“Không riêng gì tâm lý phụ huynh trường Thanh Hà sợ thất nghiệp, không ít phụ huynh trường tôi cũng tâm lý như vậy. Phụ huynh và các em ở đây rất háo hức với kỳ thi PTTH bởi họ biết chỉ sau khi cầm cái bằng tốt nghiệp cấp 3 là có thể được nhận vào làm công nhân tại khu công nghiệp và có tiền ngay. Nhiều khi tiếc cho các em có lực học khá, gia đình có điều kiện nhưng cũng chẳng biết làm thế nào, giáo viên cấp 3 chỉ định hướng chứ không thể nào cam kết xin việc cho các em nên rất khó để phụ huynh họ yên tâm khi lựa chọn cho con tiếp tục học lên cao”- đó là chia sẻ của thầy Hiệu trưởng trường PTTH Quyết Thắng, Lạc Thủy, Hòa Bình.

“Do điều kiện tiếp cận thông tin của phụ huynh, học sinh một số địa phương còn hạn chế nên mô hình đại học ứng dụng chưa được nhiều người biết đến. Đại đa số phụ huynh và học sinh chỉ biết đến các phương pháp đào tạo truyền thống. Học xong muốn làm được việc cần trải qua thời gian dài để học việc và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Đây chính là những lý do khiến số lượng thí sinh dè dặt khi lựa chọn học Đại học.”- Đó là nhận định của TS Nguyễn An, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu trách nhiệm xã hội VN.

Theo thống kê, năm học 2015, 2016 trong khi tỉ lệ cử nhân thất nghiệp của cả nước gia tăng thì 100% sinh viên khoa Quan hệ công chúng và truyền thông Đại học Đại Nam ra trường xin được việc làm đúng chuyên môn. Nhiều em đã trở thành chuyên gia xây dựng thương hiệu, tổ chức sự kiện cho các tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, một số em lựa chọn hướng đi riêng đó là trở thành phóng viên cho cơ quan báo chí.

“Khi đi phỏng vấn xin việc, cùng cạnh tranh với các bạn ở các trường top đầu em mới thấy việc được học theo mô hình đào tạo Đại học ứng dụng đã cho chúng em nhiều ưu thế hơn các bạn trường khác. Các tình huống thực tế trong công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra em đều đáp ứng được. Ngay khi vừa tốt nghiệp em đã có công việc đúng chuyên môn tại Tập đoàn Kansai và với mức lương 10 triệu đồng”- Hồng Loan, cựu sinh viên tốt nghiệp năm 2016 ngành truyền thông của Đại học Đại Nam cho biết.

Là sinh viên vừa tốt nghiệp tháng 6 năm 2017, Thu Hiền cho biết ngay từ năm thứ 4 Đại học bạn đã có mức lương 10 triệu đồng của công ty tổ chức sự kiện và bây giờ khi cầm tấm bằng Đại học trên tay bạn đã có công việc đầy hứa hẹn với mức lương 15 triệu tại một tổ chức phi chính phủ.

Cần lựa chọn đại học ứng dụng

Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, việc phân tách rõ ràng việc học đại học theo hai mô hình để sinh viên lựa chọn đó đại học ứng dụng và đại học nghiên cứu. Theo đó, nếu việc học đại học theo hướng nghiên cứu, đòi hỏi sinh viên dành hầu hết thời gian học đại học để tìm tòi và nghiên cứu các vấn đề trên sách vở, các công trình nghiên cứu khoa học thì việc học đại học ứng dụng, sinh viên sẽ được áp dụng ngay những lý thuyết trên giảng đường vào các công việc cụ thể. Sinh viên cũng sẽ giảm bớt được thời gian để học lý thuyết hàn lâm và có nhiều thời gian để trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp theo đúng chuyên ngành được học.

Đặc biệt, hầu hết sinh viên theo học mô hình đại học ứng dụng sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, bởi hầu như sẽ không doanh nghiệp nào lỡ từ chối nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, vừa có vốn kiến thức chuyên môn sâu mà còn có kinh nghiệm thực tế tích lũy trong bốn năm học.

Tại Việt Nam, Đại học Đại Nam là một trong số những trường đầu tiên áp dụng mô hình đào tạo đại học ứng dụng vào đào tạo với mong muốn đưa ra giải pháp cho tình trạng khủng hoảng thừa cử nhân sau khi tốt nghiệp, mang tới cho xã hội nguồn nhân sự chất lượng, vững kiến thức và giỏi chuyên môn.Cụ thể, theo mô hình này, sinh viên theo học ngành Quan hệ công chúng và truyền thông tại đây sẽ chỉ phải học 30% lý thuyết trên giảng đường, 70% phần kiến thức còn lại phải thực hiện trong bài tập thực hành, lập các dự án, xây dựng mô hình doanh nghiệp và trải nghiệm thực tế tại các tổ chức.

Mỗi bài tập thực hành trên lớp cũng được giảng viên xây dựng theo đúng mô hình thực tế của công việc, các em lên lớp vừa là sinh viên vừa là giám đốc trong mỗi bài tập thực hành nên các em vô cùng hứng thú.

“Tôi ngỡ ngàng khi phỏng vấn nhân sự gặp sinh viên Đại Nam. Tôi cứ ngỡ ứng viên học Ngoại thương hay Quan hệ quốc tế. Các em nắm khá rõ nội dung công việc mình dự tuyển. Hiện nay nhiều ứng viên đến từ các trường top đầu nhưng lại chỉ nắm bắt công việc trên lý thuyết, thiếu kỹ năng tiếng Anh. Sinh viên Đại Nam đang tạo điểm nhấn với các nhà tuyển dụng bởi kinh nghiệm ứng dụng đã được học trên lớp và kỹ năng tiếng Anh lưu loát” - ông Đinh Ngọc Lân, PGĐ TVGS Công ty TNHH Apave Châu Á- Thái Bình Dương chia sẻ.

Do nỗi ám ảnh về tỉ lệ thất nghiệp của các cử nhân và do thiếu thông tin về mô hình Đại học ứng dụng nên nhiều phụ huynh và học sinh đã lựa chọn đi làm công nhân, học nghề ngay sau khi tốt nghiệp mặc dù có đủ khả năng về tài, lực để theo học Đại học. Đây là sự lựa chọn bị đánh giá là có nhiều tiếc nuối. Để giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh có thể lựa chọn được một tương lai vững chắc, ngay lúc này tại phòng tuyển sinh của Đại học Đại Nam, các cán bộ tuyển sinh đang tư vấn miễn phí 24/24 về mô hình đào tạo của các trường Đại học, những ngành nghề đang thiếu hụt trong xã hội.

Bình Minh

Từ khóa: