Sự kiện hot
12 năm trước

Mỹ phát tín hiệu tạm ngừng can thiệp vào Syria

Tờ Telegraph ngày 16-7 đưa tin Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa cảnh báo các đồng minh phương Tây và phe đối lập Syria rằng họ không thể làm gì để can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước này cho tới khi kết thúc chiến dịch bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.

Tờ Telegraph ngày 16-7 đưa tin Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa cảnh báo các đồng minh phương Tây và phe đối lập Syria rằng họ không thể làm gì để can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước này cho tới khi kết thúc chiến dịch bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới.


Chính phủ của Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa cảnh báo các đồng minh phương Tây và phe đối lập Syria rằng họ không thể làm gì để can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở nước này cho tới khi kết thúc chiến dịch bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Ảnh: AP

Bất chấp sự kêu gọi khẩn thiết của quân nổi dậy Syria vốn đang tìm kiếm trợ giúp từ bên ngoài nhằm nỗ lực lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, Nhà Trắng thẳng thừng từ chối những yêu cầu về vũ khí hạng nặng và trợ giúp do thám.

Những nhóm vận động hành lang Syria ở Washington vài tuần trước đây vẫn còn lạc quan hy vọng rằng Chính quyền Obama có thể sẽ bật đèn xanh cho việc cung cấp các tên lửa chống tăng và đối không, nhưng giờ đây phải thừa nhận rằng họ đã buộc phải “nuốt liều thuốc thực tại” của chính phủ Mỹ.

Theo ghi nhận của Telegraph, Nhóm trợ giúp Syria (SSG), phe chính trị của Quân đội Giải phóng Syria (FSA),  gần đây đã gửi tới giới chức Mỹ đề nghị cấp 1000 tên lửa chống tăng RPG-29, 500 rocket 500 SAM-7, 750 súng máy 23mm cũng như áo chống đạn và điện thoại liên lạc bảo mật qua vệ tinh. Nhóm này cũng yêu cầu Mỹ cung cấp 6 triệu USD để trả cho những người chiến đấu lật đổ chế độ Tổng thống Syria. Tuy nhiên, không có yêu cầu nào được chấp nhận.

"Về cơ bản thông điệp rất rõ ràng: sẽ không có gì xảy ra cho đến khi cuộc bầu cử tổng thống kết thúc, thực ra sẽ không có gì xảy ra cho tới khi kế thúc lễ nhậm chức vào tháng 1-2013. Và thông điệp này cũng được gửi đến tất cả các nước, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar", một người trong nhóm vận động hành lang Washington cho biết.

Cố vấn an ninh Nhà Trắng Tom Donilon tuần trước cũng đã chuyển một thông điệp đến London cho biết chính quyền Obama nêu rõ  sẽ không can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Syria.

Lo ngại về sự trà trộn của Al Qaeda vào các nhóm nổi dậy ở Syria cũng phần nào làm giảm bớt sự hăng hái của Mỹ trong quyết định vũ trang cho quần nổi dậy Syria, cũng như trợ giúp gián tiếp thông qua bên thứ ba như Libya, Qatar hay Ả Rập Saudi.

Chủ tịch Hội đồng quốc gia Syria, Abdulbaset Sieda, và giới chức các nhóm đối lập chủ yếu khác đã kêu gọi Mỹ không nên từ bỏ hỗ trợ lực lượng đối lập Syria vì những tính toán chính trị trong nước, đặc biệt là sau vụ thảm sát mới xảy ra ở làng Tremseh vào tuần trước.

"Chúng tôi muốn Mỹ và các nước phương Tây thực hiện trách nhiệm của mình. Đối với Mỹ, chúng tôi muốn Tổng thống Obama biết rằng chờ đến sau ngày bầu cử mới đưa ra quyết định về Syria là không thể chấp nhận được đối với người dân Syria", ông Abdulbaset Sieda cho biết.

Ông này nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể hiểu nổi tại sao các nước lớn lại có thể làm ngơ trước việc hàng chục ngàn người dân Syria bị giết hại vì một chiến dịch tranh cử”.

"Ông Assad sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học"


Ông Nawaf Fares

Cựu Đại sứ Syria tại Iraq Nawaf Fares - chính trị gia tên tuổi nhất chạy sang đối lập kể từ khi cuộc nổi dậy chống ông Assad bùng phát, khẳng định rằng Tổng thống  Bashar al-Assad sẵn sàng sử dụng vũ khí hóa học khi bị dồn vào chân tường.

Ông Fares cho rằng có thể những vũ khí hóa học đã được sử dụng ở Syria.

Khi được BBC phỏng vấn về khả năng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học, ông Fares nói: "Tôi tin nếu chế độ của Bashar al-Assad bị người dân dồn vào góc tường, ông ta sẽ sử dụng loại vũ khí đó... Có những thông tin chưa được xác nhận nói rằng vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Homs".

Đỗ Quyên
Theo NLĐ, Telegraph


Từ khóa: