Sự kiện hot
6 năm trước

Stress khi mang thai sẽ ảnh hưởng xấu tới não của trẻ?

Các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện ra có mối quan hệ giữa chứng lo âu ở thai phụ và những thay đổi tiêu cực ở não của những đứa trẻ được sinh ra.

Theo đó, các nhà nghiên cứu của trường Đại học Wayne (Anh) đã theo dõi những chức năng thần kinh của 47 bào thai từ 30 đến 37 tuần tuổi . Họ phát hiện ra rằng những đứa trẻ có mẹ thường xuyên lo lắng, buồn bã hoặc trầm cảm sẽ có não phát triển hoàn toàn khác so với những đứa trẻ có mẹ có tâm trạng vui vẻ, bình thường. Đây là một phát hiện mang tính đột phá trong khoa học thần kinh. Bởi trước đó chưa từng có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ hai chiều này.

(Ảnh:Namud Insider)

Moriah Thomason người dẫn đầu cuộc nghiên cứu đã phát biểu tại Hội nghị hàng năm về thần kinh tại Boston cho rằng: “Quan trọng là chúng ta đã chứng minh được một sự thật mà bấy lâu chỉ được xem là giả thiết, đó là sự trầm cảm của người mẹ trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng lên một số đặc tính ở não của trẻ”.

Ngoài việc mang lại ý nghĩa to lớn cho ngành thần kinh học, nghiên cứu của Thomason cũng đã chỉ ra rằng não bộ của con người không phát triển theo trình tự mà lâu nay chúng ta vẫn nghĩ. Cụ thể, những chức năng đơn giản như quan sát, vận động, cảm nhận sẽ được phát triển trước, sau đó mới tới những chức năng phức tạp như lo lắng, bất an… Theo như nghiên cứu của Thomason thì trung tâm đáp ứng stress (response stress) là một trong những vùng phát triển đầu tiên của não.

(Ảnh:ajib.fr)

Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học đã phải sử dụng công nghệ fMRI. Đây là công nghệ mới nhất và nó có thể giúp các nhà khoa học quan sát rõ từng cử động nhỏ của thai nhi từ tuần 30 cho đến 37. Nhà nghiên cứu Thomason cho biết: “Tất cả các bà mẹ tham gia cuộc nghiên cứu đều đến từ khu đô thị nghèo với tình trạng căng thẳng, lo lắng cao về cuộc sống của họ và con cái sau này. Họ tham gia cuộc nghiên cứu không chỉ vì lo lắng đến thai nhi của mình mà còn mong muốn giúp những người phụ nữ có tình trạng tương tự, vì họ hiểu rằng phụ nữ dễ bị tổn thương như thể nào khi sinh con.”

Mặc dù khoảng thời gian trong bụng mẹ có vai trò quan trọng với cuộc sống sau này của mỗi người, tuy nhiên hiện tại vẫn còn rất ít những nghiên cứu chỉ ra các hệ thống thần kinh được hình thành như thế nào trong giai đoạn này, cũng như mối liên quan giữa tâm trạng của mẹ với sức khỏe của trẻ trong tương lai.

Thông qua nghiên cứu này, các nhà khoa học mong muốn sẽ sớm có những giải pháp cụ thể để cải thiện tâm trạng của các bà bầu bị stress để nhằm nâng cao thể lực cũng như trí lực của thai nhi về sau.

Response stress (đáp ứng stress) là hiện tượng khi gặp stress, cơ thể con người sẽ đáp ứng theo từng cấp độ khác nhau: Trước một tình huống nguy hiểm khẩn cấp, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra adrenalin và cortisol làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng, nhịp thở nhanh và nông. Những thay đổi này làm chúng ta mẽ hơn, thêm sức chịu đựng, phản ứng nhanh và tăng sự tập trung để sẵn sàng đương đầu với nguy hiểm đang gặp phải.

Quỳnh Giang (Dịch từ DailyMail)
Theo ĐSPL, Vietnammoi

Từ khóa: