Sự kiện hot
13 năm trước

“Ăn nhanh” cổng bệnh viện

Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng quá tải bệnh nhận tại các bệnh viện ngày một gia tăng. Hầu hết các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, K…

Theo ghi nhận của chúng tôi, tình trạng quá tải bệnh nhận tại các bệnh viện ngày một gia tăng. Hầu hết các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Việt Đức, K… người bệnh cũng như người nhà đều ngồi la liệt tại hành lang, thậm chí cả ngoài cổng viện.

Cùng với đó các gánh hàng “ăn nhanh” tại các cổng bệnh viện cũng ngày một gia tăng. Chỉ cần một quang gánh đồ ăn họ có thể bày biện đủ các loại món, cũng là để chạy các đội quản lý trật tự đô thị nhanh hơn.

Các hàng ăn trước cổng viện K - Hà Nội (ảnh: Bùi Thắng) .


Sau một thời gian dài quan sát tại cổng bệnh biện K (đường Quán Sứ - Hà Nội), ngày nào cũng vậy, tình trạng xe cộ đỗ gang dọc cũng như hàng quán bày bán trái phép đã khiến cho đoạn phố lúc nào cũng “nghẹt thở”. Xe ôm cũng như taxi đứng đón bệnh nhân dọc bên cổng luôn chật kín, và khi có đội quán lý trật tự họ lại nổ máy “chạy”. Bên cạnh đó các gánh hàng bán ở vỉa hè ngay sát cổng bệnh viện luôn là nơi “náo nhiệt” nhất.

Theo đúng thời gian đã định, cứ hơn mười giờ sáng những gánh hàng rong lại “nối đuôi” nhau ngồi bày bán tại đây khiến dọc hành lang chẳng còn một kẽ hở cho người đi bộ. Đồ ăn ở đây cũng phong phú chẳng khác gì những nhà hàng, người bán cháo kẻ bán cơm kề sát bên là các quán nước phục vụ sau bữa ăn. Cũng dễ hiểu tại sao các gánh hàng lúc nào cũng đông và hết nhanh.

Hầu hết bệnh nhân cũng như người nhà đều muốn ăn thật nhanh để còn nghỉ ngơi. Nhưng điều đáng lưu ý, liệu các gành hàng này đã hợp vệ sinh hay chưa? Đường phố cũng như xe cộ qua lại rất đông, khói bụi vô cùng ô nhiễm. Có người ngồi bên gốc cây sát lề đường, chỉ vì “mải mê” với bữa ăn nên không để ý bị một luồng khói từ ống xả xe buýt hất vào. Có lẽ do tính chất tạm bợ nên những thực khách nơi đây cũng chẳng cần đòi hỏi nhiều hơn về vấn đề vệ sinh, chỉ sao cho nhanh chóng để qua bữa.

Các hàng ăn luôn đông khách (ảnh: Bùi Thắng).

Mỗi xuất cơm ở đây cũng ở một mức giá “dễ chịu” từ 8 đến 15 nghìn đồng, đầy đủ thịt, cá, rau… đặc biệt các chị bán cháo không lúc nào ngớt tay. Mỗi một gánh cháo thường chủ hàng chưa kịp “an toạ” người mua đã đứng trật kín xung quanh, chưa đầy một tiếng đã hết. Những thực khách hầu hết là những người ngoại tỉnh, đường phố không thông thuộc nói gì đến các quán ăn. Vì vậy họ chấp nhận ăn ngay vỉa hè bớt công đi lại, một phần giảm chi phí.

Bữa ăn tạm bên vỉa hè (ảnh: Bùi Thắng)

Chị Nga một người nhà bệnh nhân cho biết: “ Nhà tôi quê tận Thanh Hoá, ra Hà Nội như “bò đội nón”, chẳng biết đường nào với đường nào, đâu cũng thấy giống nhau, đi tìm quán ăn vừa lâu chẳng may lạc lúc đó anh nhà tôi có vấn đề gì biết kêu ai. Cũng biết ăn uống như vậy không đảm bảo vệ sinh, nhưng thà như vậy chứ chẳng lẽ để chồng tôi nằm một mình, tốt nhất cứ tìm cái gì đó ăn tạm qua bữa còn vào chăm sóc anh nhà.

 Một dãy vỉa hè đều là các hàng "ăn nhanh" (ảnh: Bùi Thắng).

Đi qua các cổng viện như Phụ sản trung ương, Việt Đức, Nhi … tôi đều nhận thấy tình trạng “quán ăn nhanh” đều diễn ra giống nhau. Khi có đội trật tự, các chủ hàng “ba chân bốn cẳng” gánh gánh hàng của mình đi thật nhanh, tránh bị phạt. Không những vậy, các chủ hàng nhiều khi tranh giành khách, chỗ ngồi nên đánh cãi chửi nhau rất mất văn hoá. Mỗi người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân cần lưu ý rằng những quán ăn như vậy đều không đảm bảo vê vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên vì “ăn nhanh”, mà người chăm sóc người bệnh lại trở thành một bệnh nhân.

Bùi Thắng
 

Từ khóa: