Sự kiện hot
6 năm trước

Cách thành lập doanh nghiệp nhanh, chuẩn, chính xác cho các StartUp

Thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính đầu tiên và quan trọng của các nhà khởi nghiệp, điều đó có thể khó với các Starup nhưng lại đơn giản với các Luật sư tư vấn của LawKey.

Thành lập doanh nghiệp – Đừng để chết vì thiếu hiểu biết?

Bạn đang muốn thành lập doanh nghiệp để thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình? Bạn chưa từng có kinh nghiệm mở và điều hành doanh nghiệp? Bạn chưa đủ kiến thức để biết doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào theo đúng pháp luật và hàng loạt các quy định rắc rối khác trong lĩnh vực kế toán thuế của doanh nghiệp? Để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc, LawKey xin chia sẻ với bạn góc nhìn toàn diện về pháp luật và kế toán thuế phục vụ cho việc thành lập doanh nghiệp nhanh, chuẩn, chính xác và hoạt động sau này:

Những lợi ích khi bạn thành lập doanh nghiệp?

Việc thành lập doanh nghiệp là sự công nhận của nhà nước, nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp, có mã số doanh nghiệp, mã số thuế cho doanh nghiệp bạn. Vì vậy doanh nghiệp bạn là chủ thể được pháp luật công nhận và bảo vệ. Hiện nay theo chính sách của nhà nước và pháp luật đang cổ vũ làn sóng khởi nghiệp quốc gia, việc thành lập doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi hơn so với trước đây như: thủ tục thành lập doanh nghiệp nhanh và đơn giản hơn, bãi bỏ điều kiện nhiều ngành nghề kinh doanh, hỗ trợ chính sách tiếp cận nguồn vốn đa kênh. Việc thành lập doanh nghiệp cũng nâng cao uy tín, tầm vốc và vị thế của bạn trong thị trường. Thông qua doanh nghiệp bạn dễ dàng quảng bá hình ảnh, thương hiệu kinh doanh hơn, dễ dàng tổ chức và nâng cao năng lực cạnh tranh hơn.

Các loại hình doanh nghiệp khách hàng nên đăng ký? 

Dù thành lập doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích nhưng không ít người vẫn còn lúng túng, chưa hiểu rõ về các loại hình doanh nghiệp và nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để thành lập. Theo luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp nói chung có các loại hình sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần.

  • Trong các loại hình doanh nghiệp nói trên, Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, tài sản doanh nghiệp không tách bạch với tài sản cá nhân, vì vậy mức độ rủi ro khi kinh doanh rất lớn.

  • Công ty hợp danh yêu cầu phải có ít nhất hai thành viên hợp danh đồng sở hữu doanh nghiệp, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra có thể có thêm các thành viên góp vốn. Loại hình doanh nghiệp này mức độ rủi ro đối với thành viên hợp danh cũng rất lớn khi phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, ba loại hình còn lại là phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn nhất hiện nay để đăng ký: công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở nên và công ty cổ phần. Ba loại hình doanh nghiệp này có những đặc điểm chung như: có tư cách pháp nhân, thành viên/cổ đông doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp…những đặc điểm này giúp doanh nghiệp có thể nhân danh chính mình khi tham gia vào các hoạt động, tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp, chủ sở hữu/thành viên/cổ đông doanh nghiệp có thể hạn chế rủi ro trong trường hợp bất lợi xảy ra…Ngoài ra, ba loại hình này còn có những đặc điểm riêng như: công ty TNHH một thành viên do chỉ có một thành viên nên trong quá trình hoạt động sẽ có cách quản lý thống nhất, đưa ra quyết định nhanh chóng. công ty TNHH hai thành viên trở lên thì có số lượng thành viên giới hạn là 50 thành viên trở xuống, các thành viên khi chuyển nhượng sẽ phải ưu tiên chuyển nhượng cho thành viên của doanh nghiệp nên sự liên kết trong quản lý doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn. Công ty cổ phần thì có số lượng cổ đông không giới hạn, doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu nên có ưu điểm về việc huy động vốn.

Những pháp luật nào điều chỉnh trong quá trình từ khi doanh nghiệp thành lập, hoạt động đến giải thể, phá sản?

Làm doanh nhân không cần phải hiểu biết pháp luật như là một luật sư giỏi, nhưng cũng cần biết tổng quan pháp luật điều chỉnh để có cái nhìn toàn diện giúp ích trong quá trình hoạch định chiến lược, điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của mình.

Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tổng quan gồm những luật chung như sau: Hiến pháp, Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, các Luật về kế toán, thuế, Luật phá sản … Ngoài ra khi kinh doanh cụ thể lĩnh vực ngành nghề nào thì phải tuân theo các quy định cụ thể mà pháp luật điều chỉnh lĩnh vực ngành nghề đó, ví dụ: Bạn kinh doanh về nhà hàng bạn phải tuân theo các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng bạn phải tuân theo luật về xây dựng…

Hệ thống thuế mà doanh nghiệp phải nộp như thế nào?

Kế toán – thuế là lĩnh vực cốt yếu mà doanh nghiệp buộc phải quan tâm và cẩn thận hàng đầu. Vì chỉ cần sơ suất, thiếu hiểu biết trong hoạt động kế toán thuế là khiến doanh nghiệp của bạn phải trả giá lớn, từ phạt hành chính cho đến bị truy tố về hình sự. Một doanh nghiệp khi hoạt động phải đóng các loại phí, thuế như: Lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…Tùy vào sản phẩm, hàng hóa và hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp phải lưu trữ chứng từ, hồ sơ và lên báo cáo theo quy định của pháp luật thuế.

Hoạt động doanh nghiệp cần đi trên hai đường ray chuẩn là đạo đức và pháp luật. Làm doanh nhân đều mong muốn tạo ra doanh nghiệp có giá trị cho bản thân, xã hội dựa trên hai đường ray chuẩn ấy. Vì vậy việc nâng cao và hiểu biết pháp luật đối với doanh nhân trong thời đại mới này là cực kỳ quan trọng, vấn đề cần lưu tâm và nghiêm túc thực hiện xuyên suốt trong tất cả hoạt động kinh doanh của mình. Tại LawKey luôn có Chương trình tư vẫn miễn phí hỗ trợ khởi nghiệp từ luật sư, đội ngũ chuyên gia kế toán thuế năng động, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi sẵn lòng tư vấn các vấn đề mà doanh nhân khởi nghiệp đang thắc mắc, tránh khỏi những sai sót không đáng có, góp phần kiến tạo thành công cho làn sóng khởi nghiệp tại Việt Nam.

Công ty TNHH tư vấn LawKey Việt Nam                               
 Điện thoại: 024 665 65 366       Hotline: 0967 59 11 28

Từ khóa: