Sự kiện hot
7 năm trước

Cần xử lý kẻ mạo danh viết đơn tố cáo nhằm chia rẽ nội bộ

Đa số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) là không quy định về giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh.

Bởi vì tố cáo là quyền của công dân, phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự thật” – Đại biểu Nguyễn Khắc Định Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội nêu quan điểm khi đề cập đến câu chuyện đơn thư tố cáo nặc danh không đúng sự thật.

Vấn đề ông Định nêu ra là hoàn toàn có căn cứ xem xét, bởi có nhiều đơn thư tố cáo không xác minh được người viết, nội dung đơn không nhằm xây dựng khối đại đoàn kết mà nhằm mục đích xấu, chia rẽ đấu đá nội bộ.

Giấy xác nhận người tố cáo là nặc danh.

Đơn cử như trường hợp mới đây xảy ra tại TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Lãnh đạo Hội này bị tố cáo nhưng khi về làm việc với người tố cáo theo đơn thì không có người này, chính quyền địa phương cũng “ngớ người” khi được thông báo và đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm kẻ mạo danh viết đơn tố cáo rồi “ký tên” người dân có địa chỉ ở địa phương làm ảnh hưởng đến địa phương.

Theo đó, trong đơn Kiến nghị gửi tới tòa soạn, anh Nguyễn Đức Thinh (trú tại xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương, tình Nghệ An, phó Trưởng phòng Quảng cáo và Phát hành phía Nam, trung tâm quảng cáo và phát hành phía Nam thuộc báo Đời sống & Nhân đạo phản ánh, anh mới biết thông tin ông Đoàn Văn Thái (hiện là Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) có cung cấp cho báo chí một tập tài liệu, trong đó có lá đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Xuân Thu (Bí thư Đảng đoàn, chủ tịch TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và 4 bản quyết định do bà Xuân Thu ký ban hành. Mục tiêu là để đấu tranh trên báo chí vì cho rằng bà Thu có nhiều sai phạm trong công tác.

Người đứng tên trong đơn là Nguyễn Tổ Quốc (SN1956, trú tại Thanh Giang, Thanh Chương, Nghệ An) là hộ viên hội Cựu chiến binh, hội viên Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Tuy nhiên, trong lá đơn mà ông Đoàn Văn Thái cung cấp cho báo chí không phải là một lá đơn thật nhằm đấu tranh chống tiêu cực, ma flaj một lá đơn giả, nhằm “đấu đá” nội bộ, cụ thể nhằm “hạ bệ” bà Thu.

Qua xác minh tại UBND xã Thanh Giang (Thanh Chương, Nghệ An) cho thấy không có ai tên là Nguyễn Tổ Quôc (SN 1956). UBND xã Thanh Giang đề nghị các cấp có thẩm quyền xác minh điều tra và xử lý nghiêm trường hợp mạo danh để khỏi ảnh hưởng đến địa phương.

Việc đứng đơn tố cáo này khá lạ vì người tố cáo không có thật. Qua sự việc này, nhiều người cho rằng thời gian qua tại TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có nhiều phưc tạp, nội bộ đấu đá lẫn nhau, chia rẽ, cục bộ, làm xấu hình ảnh và lòng tin của quần chúng nhân dân và các cấp Hội Chữ thập đỏ địa phương trên toàn quốc. Để bảo vệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ông Thinh đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc xác minh làm rõ đối tượng đã mạo danh người địa phương để tố cáo bà Nguyễn Thị Xuân Thu.

“Có thể lá đơn mạo danh này do một người có chức, có quyền, hiện đang trong hàng ngũ nội bộ của TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đứng ra viết sau đó ký tên giả, nên trong lá đơn mới đưa ra sự việc tường tận trong TW hội. Nếu để những con người này nằm trong hàng ngũ của TW Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thì sẽ gây cho Hội và làm lũng đoạn trong nội bộ của Hội. hỏi rằng, những con người mất đạo đức và hèn hạ như vậy thì còn lãnh đạo được ai?

Nếu xét thấy trong nội bộ có biểu hiện tiêu cực thì hãy thẳng thắn đấu tranh phê bình, góp ý cho đồng chí mình. Vì sao lại “ném đá giấu tay” làm đơn mạo danh để tố cáo người khác. Hành vi này vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng và pháp luật”, ông Thịnh nêu ý kiến.

Cần giám sát việc lợi dụng tố cáo nặc danh để tố cáo sai sự thật

Trước đó, chiều 30/5, ĐBQH thảo luận tại tổ về dự án Luật Tố cáo (sửa đổi), theo đó vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đó là tố cáo nặc danh. Phát biểu tại buổi thảo luận, đại biểu Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội cho rằng, đối với hình thức tố cáo, để xác định rõ trách nhiệm người tố cáo tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo để tố cáo tràn lan, sai sự thật. Bởi vậy, dự thảo luật chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp.

Đại biểu Đào Thanh Hải đề nghị: "Không giải quyết đối với tố cáo nặc danh, nhằm tránh tình trạng lợi dụng việc tố cáo xúc phạm danh dự uy tín tổ chức, cá nhân bị tố cáo.

Mặt khác, thực tiễn giải quyết tố cáo trong những năm qua cho thấy đơn tố cáo sai chiếm tỷ lệ lớn (qua tổng kết 4 năm thi hành Luật tố cáo thì có đến 59,3 % tố cáo sai, trên 28% tố cáo vừa đúng, vừa sai). Bởi vậy, chỉ nên xem tố cáo nặc danh là kênh thông tin tham khảo".

ĐB Nguyễn Chiến (đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) cũng đồng tình chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo trực tiếp và bằng đơn thư. Ông Chiến phân phân tích: "Nếu cho phép tố cáo bằng các hình thức email, fax… người tố cáo không trực tiếp, không xác nhận thì không có giá trị pháp lý. Vì vậy, chỉ nên coi tố cáo qua mạng, thư điện tử là tin báo tội phạm, vi phạm để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết, xử lý.

Tố cáo là quyền và trách nhiệm của công dân. Công dân thực hiện quyền tố cáo phải danh chính và phải chịu trách nhiệm nếu tố cáo sai sự thật. Nhiều cá nhân lợi dụng tố cáo nặc danh để tố cáo sai sự thật.

Người bị tố cáo có danh sẽ bị mất uy tín, ảnh hưởng đến danh dự, công việc của họ, trong khi đó người tố các không chính danh nên không xử lý được theo quy định của phát luật".

Theo Gia đình & Pháp luật

Từ khóa: