Sự kiện hot
13 năm trước

Chứng khoán toàn cầu đã mất gần 5.000 tỷ USD trong tháng 8

Mỹ, Eurozone nỗ lực giải quyết vấn đề nợ công trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát lạm phát nhưng tâm lí lo sợ vẫn bao trùm thị trường chứng khoán.

Mỹ, Eurozone nỗ lực giải quyết vấn đề nợ công trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát lạm phát nhưng tâm lí lo sợ vẫn bao trùm thị trường chứng khoán.

Làn sóng bán tháo diễn ra ở hầu hết các thị trường chứng khoán lớn khi việc nắm giữ các tài sản này ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn trong bối cảnh triển vọng của các nền kinh tế lớn đều không khả quan. 

Tính chung tháng 8, chỉ số S&P 500 giảm 5,7%, tháng giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 5/2010. Dow Jones giảm 4,4% và Nasdaq giảm 6,4%. Đây cũng là tháng giảm điểm thứ 4 liên tiếp của phố Wall.

Chứng khoán  toàn cầu mất 5. 000 tỷ Úd trong tháng 8

Tại Nhật Bản, chỉ tính lượng bán ròng của các nhà đầu tư nước ngoài đã là 12,7 tỷ USD (981 tỷ Yên). 

Giới đầu tư đồng loạt rời bỏ thị trường chứng khoán trước các thông tin tiêu cực của các nền kinh tế chủ chốt.5/8, Mỹ bất ngờ bị S&P hạ bậc xếp hạng tín dụng dài hạn từ AAA xuống AA+ trong khi Bộ thương mại nước này buộc phải điều chỉnh giảm tốc độ tăng trưởng GDP quý 2 từ 1,3% xuống còn 1% khiến thị trường chứng khoán toàn cầu chao đảo. 

Giá vàng liên tục tăng mạnh, bất ngờ vượt 1.900 USD/ounce cũng khiến nhiều nhà đầu tư rời bỏ thị trường chứng khoán để chuyển sang một tài sản đảm bảo an toàn cao hơn. 

Trước tình trạng trên, Thổ Nhĩ Kì, Brazil và sắp tới là Mexico lần lượt công bố giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế trong khi Mỹ vẫn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp kỉ lục, từ 0 - 0,25% kể từ tháng 12/2008.

Mỹ hiện chưa đưa ra các chính sách kích thích kinh tế cụ thể nhưng cũng đã cam kết sẽ có những công cụ cần thiết để thúc đẩy quá trình phục hồi nền sản xuất, tiêu dùng trong nước. 

Vấn đề lạm phát của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tính theo GDP cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư. CPI Trung Quốc tháng 7 tăng tới 6,5% bất chấp các biện pháp thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất và tăng dự trữ bắt buộc của chính phủ quốc gia này. 

Bà Christine Lagarde, giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã lên tiếng cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang trong một giai đoạn nguy hiểm mới và kêu gọi các ngân hàng châu Âu tăng vốn để đảm bảo tính thanh khoản.

Đỗ Hà
Theo DVT

Từ khóa: