Sự kiện hot
11 năm trước

“Doanh nghiệp không hạn chế nguồn giống gà đẻ!”

Đó là phản hồi của ông Kiều Minh Lực – đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trước thông tin cho rằng, các doanh nghiệp FDI chủ ý hạn chế nguồn cung con giống để tăng giá bán và tăng giá trứng thời gian qua.

Đó là phản hồi của ông Kiều Minh Lực – đại diện Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam trước thông tin cho rằng, các doanh nghiệp FDI chủ ý hạn chế nguồn cung con giống để tăng giá bán và tăng giá trứng thời gian qua.

Cụ thể, ông Lực cho biết, theo quy trình hiện nay, thời gian để sản xuất gà đẻ trứng kéo dài tới 24 tuần, trong đó, thời gian thu hoạch trứng giống khoảng 1 tuần, ấp trứng 3 tuần, nuôi từ gà con đến đẻ trứng 20 tuần. Như vậy, muốn có gà giống đẻ trứng, doanh nghiệp phải lập kế hoạch trước tối thiểu 6 tháng. Trong khi đó, thị trường trứng gà 6 tháng sau không hề được dự báo trước.


Lượng gà đẻ trứng đã sụt giảm vì nông dân bỏ chuồng.

“Ví dụ, tại thời điểm tháng 3.2013, giá trứng gà là 1.350 đồng/quả trong khi giá thành sản xuất là 1.700 đồng/quả, giá gà thịt lông trắng ở mức 30.000 đồng/kg trong khi giá thành là 32.000 - 34.000 đồng/kg. Như vậy, suốt một thời gian dài người chăn nuôi đang lỗ quá nặng dẫn đến nhiều người bỏ nuôi. Mà khi người chăn nuôi đã bỏ trống chuồng, không tái đàn thì bán gà giống cho ai?” - ông Lực giải thích.

Hơn nữa, ông Lực cho rằng, về nguyên tắc không ai chịu tự mình giảm sản lượng, nhường chỗ cho doanh nghiệp khác, mà yếu tố điều tiết thuộc về thị trường. Tại Việt Nam, các hoạt động xã hội như Tết Nguyên đán, tháng ăn chay, tháng nghỉ hè của sinh viên… đều tác động làm giảm nguồn cầu về thịt, trứng trong khi sản xuất chăn nuôi không thể điều chỉnh giảm nguồn cung.

Trong khi đó, nguồn cung trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của Việt Nam chưa thể chủ động, 60 - 65% sản lượng thịt, trứng cung cấp vào thị trường hiện nay là từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, sản xuất mang tính tự phát chưa thể kiểm soát theo kế hoạch của Nhà nước. Theo đó, người chăn nuôi sẽ tăng đàn khi có lời và bỏ chăn nuôi khi bị lỗ là quy luật tất yếu. Sự tăng giảm đàn từ chăn nuôi tự phát này là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi nguồn cung thực phẩm vào thị trường.

“Một khi chăn nuôi chưa thể kiểm soát được số lượng đầu gia súc, gia cầm thì không thể kiểm soát được thị trường, chưa kể dịch bệnh cũng là nguyên nhân làm thay đổi nguồn cung” - ông Lực giải thích.

Thuận Hải
theo Dân Việt

Từ khóa: