Sự kiện hot
6 năm trước

Moody's dự báo triển vọng tín nhiệm toàn cầu ở mức ổn định trong năm 2018

Hôm 8/11, hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho biết triển vọng tín nhiệm toàn cầu trong năm 2018 nhìn chung ổn định, với sự tăng trưởng tốt của nền kinh tế toàn cầu trong năm 2017 sẽ tiếp diễn trong năm tới.

Ảnh minh họa.

“Tình trạng ôn hòa của môi trường tín dụng toàn cầu phản ánh một sự thật rằng hầu hết xếp hạng tín nhiệm trong 3 quý gần đây của Moody ở mức ổn định, trong khi động lực tăng trưởng ngày càng bền vững, cân bằng rủi ro của tình trạng nợ cao đang diễn ra, cũng như căng thẳng toàn cầu leo thang”, ông Alastair Wilson, Giám đốc quản lý tín nhiệm toàn cầu của Moody’s cho biết.

Trong dự báo môi trường tín dụng dự báo cho năm 2018 của Moody’s, 102 (chiếm 74%) trong tổng số 137 quốc gia được Moody’s xếp hạng có triển vọng ổn định, và 13 (10%) quốc gia có triển vọng tích cực. Chỉ 22 (chiếm 16%) quốc gia ghi nhận triển vọng tiêu cực so với 35 (chiếm 26%) quốc gia của năm ngoái, gợi ý có ít sự điều chỉnh giảm xếp hạng trong năm 2018 hơn 2017.

“Môi trường tín nhiệm vĩ mô thuận lợi hơn so với ngăm ngoái. Moody’s dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm 2018 duy trì trên 3%, tương tự như năm 2017. Môi trường kinh tế thuận lợi cho phép chính phủ các nước tiến hành cải cách kinh tế và tài chính”, ông Wilson nói.

Mức lạm phát thấp một cách bất thương diễn ra trên khắp các quốc gia phát triển và nhiều thị trường mới nổi sẽ khiến tốc độ bình thường hóa chính sách tiền tệ ở mức từ từ. Moody’s không tin rằng tiến trình bình thường hóa sẽ đe dọa lớn tới xếp hạng tín nhiệm của các quốc gia.

Tuy nhiên, báo cáo của hãng xếp hạng tín nhiệm chỉ ra một loạt những thử thách cản trở tới sự cải thiện lớn đối với điều kiện tín dụng toàn cầu, bất chấp môi trường vĩ mô toàn cầu thuận lợi.

Một trong những điều đó là bất ổn chính trị nội địa và căng thẳng xã hội làm suy yếu cam kết cải cách kinh tế và tài chính. Mặc dù vậy, vẫn có sự tiến bộ ở mặt này, với sự cải thiện thị trường lao động đang diễn ra tại các quốc gia châu Âu, cũng như ở Nhật Bản (xếp hạng tín nhiệm A1, triển vọng ổn định), dù với tốc độ chậm chạp. Tại một số quốc gia khác, gồm Arab Saudi (A1, ổn định), Các Tiểu vương quốc Arab (Aa2, ổn định), Philippines (Baa2, ổn định) và Ấn Độ (Baa3, ổn định) đang triển khai các biện pháp nhằm tăng tốc độ tài chính.

Tuy nhiên, vấn đề chính trị và xã hội vẫn là những thử thách đối với việc tăng tốc cải cách, đặc biệt tại các quốc gia như Brazil (Ba2, triển vọng tiêu cực). Tại nhiều quốc gia châu Âu, trong khi đã triển khai chiến dịch cải cách hệ thống lương hưu để trì hoãn tuổi nghỉ hữu, giảm lợi ích và/hoặc tăng đóng góp, hầu như chưa quốc gia nào giải quyết được vấn đề chi phí chăm sóc sức khỏe đang tăng mạnh.

Nhìn chung, tiến trình cải cách chậm chạp khiến nhiều quốc gia trở nên nhạy cảm hơn đối với sự sụp đổ của hồ sơ tín dụng khi xảy ra những sự kiện chấn động.

Một thách thức khác là mức nợ công vẫn duy trì ở mức cao, dù ổn định. Nguyên nhân là vì chính phủ các nước thường tính toán chiến lược giảm thâm hụt tài chính để không ảnh hưởng tới sự phục đang diễn ra của nền kinh tế. Kết quả là, Moody’s dự báo gánh nặng nợ của gần một nửa các quốc gia vẫn trong mức 1 điểm % so với mức kỷ lục năm 2017.

“Trong khi điều kiện kinh tế tốt giảm rủi ro do mức nợ công cao gây ra, ít quốc gia có đủ tài chính để chống đỡ lại những cú sốc từ thị trường”, ông Wilson cho biết.

Khó khăn thứ 3 được Moody’s đưa ra là rủi ro địa chính trị tăng cao trong những năm gần đây. Và điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới triển vọng ổn định của tín dụng toàn cầu. Theo Moody's, khả năng xảy ra tranh chấp quân sự tại bán đảo Triều Tiên gia tăng, và căng thẳng leo thang của các quốc gia trong Hợp đồn Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Cùng với đó, chính sách thương mại của Mỹ (xếp hạng tín nhiệm Aaa, triển vọng ổn định) tiếp tục đe dọa tới tăng trưởng, đặc biệt đối với các đối tác thương mại gần gũi nhất của quốc gia này. Ngoài ra, những sự kiện bất ổn chính trị vẫn tồn tại, ví dụ như căng thẳng đang diễn ra giữa Tây Ban Nha (Baa2, ổn định) và Catalunya (Ba3, tiêu cực).

Lyly Cao

Theo KTTD, Vietnambiz

Từ khóa: