Sự kiện hot
12 năm trước

Mỹ gần như thách Iran tấn công trước

Với những lệnh trừng phạt chống Iran dần dần tỏ ra vô hiệu quả, Washington đang đẩy nhanh diễn biến tại Vịnh Ba Tư như thể khuyến khích Tehran tấn công trước, một giáo sư chính trị Mỹ nhận xét.

Với những lệnh trừng phạt chống Iran dần dần tỏ ra vô hiệu quả, Washington đang đẩy nhanh diễn biến tại Vịnh Ba Tư như thể khuyến khích Tehran tấn công trước, một giáo sư chính trị Mỹ nhận xét.

Trong bối cảnh Iran liên tục phải đối mặt với sức ép, một công ty bảo hiểm của Ấn Độ là United India Insurance Co đã đồng ý cung cấp bảo hiểm cho những tàu chở dầu xuất phát từ Iran. Bảo hiểm là điều sống còn với việc đi lại trên biển. Nếu không có bảo hiểm, tàu không thể chuyển dầu từ một điểm này tới một điểm khác.

Quyết định của công ty Ấn Độ trên là một cú đòn nghiêm trọng đối với tính hiệu quả của những lệnh trừng phạt Mỹ chống Iran trong nỗ lực gây sức ép lên các hoạt động hạt nhân của Iran. Lệnh trừng phạt nhằm vào các công ty bị buộc tội vi phạm lệnh cấm mua dầu từ Iran của châu Âu.

Cùng một lúc, để việc trừng phạt được quân sự hậu thuẫn, Mỹ phái chiếc tàu sân bay thứ 4 tới vùng Vịnh Ba Tư. Ngoài ra, Mỹ còn triển khai máy bay không người lái dưới nước tới khu vực này nhằm đương đầu với mìn nước mà Iran có thể cài cắm tại Eo Hormuz để chặn tuyến đường sống còn này.

"Mỹ càng chuyển nhiều tàu chiến đến Vùng Vịnh thì Iran càng cảm thấy bị đe dọa và nhiều khả năng sẽ châm ngòi cho một số sai lầm" Patricia DeGennaro, giáo sư chính trị trường đại học New York nhận xét.

Theo bà Patricia, hành động gửi thêm tàu chiến tới khu vực là một cuộc chơi nguy hiểm. "Tôi không biết liệu Mỹ có đạt được gì khi đưa thêm tàu chiến tới khu vực không nhưng đó là một động thái rất xấu. Có lẽ Mỹ cố làm cho Israel cảm thấy an toàn hơn nhưng trên thực tế đó là một cuộc chơi rất nguy hiểm, nó gần như thách thức ai đó tấn công trước".

Một cuộc xung đột hải quân ở vùng Vịnh Ba Tư là rất thực, giáo sư Patricia nhận xét, vì việc trao đổi thông tin quân sự thường không suôn xẻ như kỳ vọng.

"Quân đội Iran được tổ chức hơi khác so với quân Mỹ. Họ có thể nhận được mệnh lệnh không theo những suy nghĩ bình thường...mà trong bối cảnh đất nước đang bị đe dọa. Chúng ta nên thương thuyết nhiều hơn và cần những nỗ lực ngoại giao hơn nữa. Tôi muốn thấy Ngoại trưởng Hillary lãnh đạo Bộ Ngoại giao với tư cách là Ngoại trưởng hơn là thúc đẩy nhiều cuộc chiến hơn ở trong vùng", giáo sư trên kết luận.

Tình báo phương Tây cho rằng Iran có lẽ chỉ còn mất một năm nữa là có thể chế tạo vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Tehran phủ nhận các cáo buộc đang phát triển sức mạnh hạt nhân vì mục đích quân sự.

Theo Vietnamnet

Từ khóa: