Sự kiện hot
12 năm trước

Những nụ cười rơi lệ của trẻ vùng cao

Chứng kiến hoàn cảnh gia đình các em, nhìn các em vô tư chơi đùa khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Chứng kiến hoàn cảnh gia đình các em, nhìn các em vô tư chơi đùa khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Bản Công thuộc xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái), cách trung tâm xã 5 km đường đi dốc núi đất đá một bên là vách, một bên là vực, nên việc đi lại khó khăn rất nhiều.

Sinh viên tình nguyện ĐH Kinh tế trên đường lên Trạm Tấu

Các em nhỏ nhà nghèo xơ xác, nhìn ngơ ngác, tò mò khi thấy người lạ vào, khi lần đầu tiên chúng được thấy máy ảnh.

Chúng còn thẹn thùng cười tủm tỉm khi chúng tôi hỏi có thích đi học không? Có muốn trở thành cô giáo không?

Bản Kháo Giê nằm vỏn vẹn trên đỉnh một quả núi san phẳng, cách trung tâm xã Xà Hồ 7 cây số, với độ cao gần 1800 mét. Theo Phó bí thư xã Xà Hồ, Giàng A Sinh cho biết: “Đường đi lên dốc và trơn, đặc biệt là vào mùa mưa người dân không thể đi lại được. Tình hình Kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân chỉ biết làm nương và nuôi lợn”.

Ánh mắt ngây dại nhìn chằm chằm tôi, hỏi gì cũng không nói. Tôi tự hỏi rằng, những học sinh nơi đây có được đi học đầy đủ không? Có đủ quần áo để mặc, đủ gạo để ăn không?

Đối với bọn trẻ ở bản Kháo Giê này đồ chơi của bọn chúng chỉ là đất, cành củi khô hay chiếc vòi nước đã hỏng...

Chủ yếu là người dân tộc Mông, khả năng nói tiếng Kinh ít. Bản Kháo Giê được gom dân theo chủ trương của xã. Họ đến định cư, xã cho bốc thăm chọn nhà theo số thứ tự và xây dựng lại những ngôi nhà cho đẹp và kiên cố hơn để tránh mưa gió.

Còn ở xã Suối Bu (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) gồm 4 thôn: Bu Cao, Bu Thấp, Làng Hua và Ba Cầu với 80 % là người dân tộc H’Mông, với trình độ dân trí còn thấp. Hiện nay, có 2 thôn Bu Cao và Lang Hua chưa có điện.

Vì đường ở đây quanh năm lầy lội, để đến trường cậu bé này luôn phải mang theo đôi ủng. Nhìn cậu bé "rất phong cách".

Những ánh mắt đầy ngây thơ đến tội nghiệp, nụ cười tươi rói dễ thương của trẻ em vùng cao để lại nhiều ấn tượng, ám ảnh.

Không biết tới bao giờ các em mới hết nghèo, hết khổ. Không biết tới bao giờ ánh mắt kia mới có thể thay nước mắt bằng những tia hy vọng rạng ngời ...

Các em học sinh nghèo dân tộc miền núi vẫn cần rất nhiều những bàn tay giúp đỡ của mọi người. Hãy cùng chung sức mang lại cho các em cuộc sống mới đỡ nghèo, đỡ đói, đỡ vất vả nhé!

Theo Giáo dục Việt Nam

Từ khóa: