Sự kiện hot
13 năm trước

Phố Wall sôi động khi Fed cam kết lãi xuất cơ bản

Cổ phiếu tăng mạnh hôm thứ Ba trong một phiên biến động như các nhà đầu tư phải vật lộn để giải mã tín hiệu của Fed ( Cục Dự Trữ Liên Bang )về nền kinh tế sau khi trượt hai tuần chóng mặt.

Cổ phiếu tăng mạnh hôm thứ Ba trong một phiên biến động như các nhà đầu tư phải vật lộn để giải mã tín hiệu của Fed ( Cục Dự Trữ Liên Bang ) về nền kinh tế sau khi trượt hai tuần chóng mặt.

Ảnh minh họa ( nguồn internet )

Mua tăng nhanh vào gần gũi và S & P 500 được đăng của mình ngày tốt nhất trong hơn hai năm, sau khi sụt giảm gần 17% trong những tuần qua.

Cụ thể, chốt phiên giao dịch 9/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 429,92 điểm, tương ứng 3,98%, lên 11.239,77 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 53,07 điểm, tương ứng 4,74%, lên 1.172,53 điểm. Chỉ số Nasdaq nhảy 124,83 điểm, tương ứng 5,29%, lên 2.482,52 điểm.

Khoảng 16,4 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao gấp hơn hai lần so với mức giao dịch trung bình hàng ngày 7,75 tỷ cổ phiếu từ đầu năm tới nay. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm ở sàn New York là 12/1, còn ở sàn Nasdaq là 5/1

Thị trường đảo ngược hướng sáu lần sau khi một tuyên bố của Fed cam kết hai năm nữa tỷ lệ lãi suất gần bằng không. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại với chỉ số KBW vốn thị trường tăng 6,7%.

Mohannad Aama, giám đốc quản lý của hãng Beam Capital Management LLC ở New York cho biết, tuyên bố của FED quả thực đã thổi một luồng sinh khí vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư bắt đầu tin tưởng rằng FED và Chính phủ Mỹ sẽ nỗ lực giải quyết vấn đề kinh tế.

Dẫu vậy, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ vẫn chưa thể giành lại những gì đã mất trong suốt những phiên vừa qua, do ảnh hưởng bởi động thái của tổ chức Standard & Poor's hạ bậc tín nhiệm cao nhất của Mỹ hồi cuối tuần trước.

Không lên đều như thị trường Mỹ, nhưng khu vực chứng khoán châu Âu cũng có sự bứt phá sau khi đã giảm mạnh vài phiên trước đó. Chỉ số FTSE 100 của Anh nhảy 1,89% lên 5.164,92 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến 1,63% lên 3.176,19 điểm. Ngược lại, DAX của Đức hạ nhẹ 0,10%.

Đóng cửa trước đó, hầu hết các thị trường chứng khoán chủ chốt ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị mất điểm mạnh, do tình trạng bán tháo lan rộng toàn thị trường. Dẫn đầu khu vực về mức giảm điểm là Hồng Kông, với chỉ số Hang Seng giảm 1.159,87 điểm, xuống còn 19.330,70 điểm.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 153,08 điểm xuống 8.944,48 điểm, thấp nhất kể từ ngày 15/3. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc mất 68,10 điểm, đóng cửa ở mức 1.801,35 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan giảm 59,68 điểm, xuống còn 7.493,12 điểm.

Tuy nhiên, Shanghai Composite của Trung Quốc chỉ giảm nhẹ 0,03% xuống 2.526,07 điểm. Đáng chú ý, chỉ số S&P/ASX200 của Australia chứng kiến một phiên "lội ngược dòng" ngoạn mục, sau khi giảm sâu 5% vào đầu phiên đã quay đầu tăng điểm.

Bùi Bình

Từ khóa: