Sự kiện hot
7 năm trước

Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống có ở những nước nào?

Bạn có tò mò không khi biết rằng, Tết Đoan Ngọ không chỉ được diễn ra ở đất nước Việt Nam.

Trong ca dao Việt Nam có câu:

“Tháng tư đong đậu nấu chè,

Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng năm”

Mồng 5 tháng 5 Âm lịch hàng năm, người Việt thường sửa soạn đồ cúng, cùng mọi người trong gia đình ăn bữa cơm ấm cúng. Tết Đoan ngọ hay còn gọi là Tết Đoan dương. Đoan dương được hiểu đơn giản, “đoan” có nghĩa là mở đầu, “ngọ” hay “dương” được hiểu là giữa trưa, là khí dương. Đoan ngọ hay đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Người Việt chú trọng việc làm những món ăn truyền thống. (Ảnh Tuvisomenh)

Những món bánh được làm trong ngày Tết đoan ngọ. (Ảnh Tintuc24h)

Tết Đoan ngọ là một phong tục Lễ tết có ở nhiều nước châu Á. Không chỉ riêng Việt Nam mà Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc… đều có ngày tết này. Tết Đoan ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông và gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ đã được Việt hoá thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng, nhớ ơn tổ tiên. Tết Đoan ngọ được diễn ra khi các cánh đồng lúa đang được thu hoạch, là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dễ sinh sâu bệnh nên ngày này được dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Các món ăn được người dân ưa chuộng. (Ảnh phunutoday)

(Ảnh zing)

Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc

Nếu như Tết Đoan ngọ ở Việt Nam được tổ chức đơn giản thì Tết Đoan ngọ ở Trung Quốc lại tổ chức khá long trọng và có một ý nghĩa khác. Tết là ngày kỷ niệm nhà thơ yêu nước thời cổ. Ở đất nước này, ngày Tết Đoan ngọ hàng năm là ngày nghỉ theo quy định của Nhà nước và nhiều nơi đã diễn ra nhiều hoạt động dân gian như đua thuyền rồng, mang theo túi thơm, ăn bánh chưng…

Người dân Hàn Quốc chú trọng vào lễ hội. (Ảnh sina)

Chèo thuyền tưởng nhớ nhà thơ đã nhảy sông tự tử. (Ảnh sina)

Hoạt động chèo thuyền diễn ra ở nhiều địa phương. (Ảnh sina)

Tết Đoan ngọ ở Hàn Quốc và Triều Tiên

Ngày 5/5 ở đất nước Hàn Quốc và Triều Tiên cũng diễn ra lễ hội, một trong ba dịp lễ truyền thống lớn nhất cùng với Tết Nguyên đán và Tết trung thu. Vì sao người dân Hàn Quốc và Triều Tiên lại coi đây là một lễ hội lớn? Bởi với người hai nước này đều quan niệm, con số 5 là biểu tượng của sức mạnh, sự cường tráng. Đây cũng là ngày người dân hai nước cầu nguyện cho một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại.

Hàn Quốc và Triều Tiên thường chọn cách chơi các trò chơi dân gian. (Ảnh Holidaysia)

Phụ nữ thường mặc hanbok. (Ảnh Holidaysia)

(Ảnh Holidaysia)

Diễn ra các hoạt động gội đầu như nghi thức cầu mong sức khỏe. (Ảnh Holidaysia)

Tết Đoan ngọ được gọi là Dano, hay Surit-nal. Hội liên hiệp quốc công nhận Tết đoan ngọ vào ngày 5/5 là “di sản văn hóa phi vật thể” của Hàn Quốc. Tết Đoan ngọ là dịp để mọi người dân Hàn Quốc và Triều Tiên đều tổ chức nấu những món ăn truyền thống với mục đích giữ sức khỏe vào dịp đầu hè. Phụ nữ và trẻ em thường tắm gội, mặc trang phục truyền thống và chơi những trò chơi dân gian vào ngày lễ này.

Mỹ Anh
Theo Đời sống & Pháp lý

Từ khóa: