Sự kiện hot
10 năm trước

Tiềm ẩn nguy cơ ung thư vì thói quen ăn đũa

Hiện nay, trên thị trường đang xuất hiện nhiều loại đũa như đũa gỗ, đũa nhựa, đũa inox, đũa dùng một lần… Mỗi một loại đũa đều tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý đe dọa sức khỏe người tiêu dùng, nếu như quá trình sản xuất không được kiểm tra chặt chẽ hay sự bất cẩn của người sử dụng.


Đôi đũa xuất hiện như một người bạn thân trong mâm cơm mỗi gia đình.

Đôi đũa là vật dụng không thể rời xa chúng ta trong mỗi bữa ăn. Đũa giúp chúng ta đưa thức ăn vào cơ thể nhưng đôi khi chính nó lại là trung gian đưa hóa chất và mầm bệnh vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người.

Người phương Đông từ ngàn đời nay đã có thói quen ăn đũa. Mỗi một giai đoạn phát triển, đôi đũa ngày càng phong phú và đa dạng hơn (cả về mẫu mã và chất liệu).


Đũa gỗ là loại được sử dụng nhiều nhất.

Loại đũa phổ biến nhất vẫn được sử dụng là đũa gỗ tre trúc, bởi đặc tính nhẹ, an toàn với người sử dụng. Từ những nhà hàng sang trọng đến những hộ gia đình đều lựa chọn đũa gỗ. Vì vậy, việc lựa chọn đũa gỗ rất cần được lưu ý.

Đũa tre trúc là sự lựa chọn hàng đầu, chúng vô hại vô độc mà lại bảo vệ môi trường, còn có thể chọn được loại tre trúc nguyên màu sắc.

Để tránh nguy cơ đũa tre trúc nhiễm khuẩn nên rửa sạch sẽ, tránh bị trầy xước và đặc biệt là kỵ ẩm ướt.


Đũa gỗ sử dụng một lần, nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh rất cao.

Ngoài thì trường có bán những loại đũa gỗ kém chất lượng, không được phủ lớp trơn láng dễ dính thức ăn (nếu rửa không sạch). Nhiều loại vi khuẩn sẽ tồn tại và phát triển, đó là nguyên nhân của ngộ độc thực phẩm.

Trường hợp nhẹ sẽ khiến chúng ta đau bụng, buồn nôn, choáng váng… Nếu ngộ độc nặng có thể tử vong do trụy tim mạch.

Vì vậy, việc vệ sinh cho những đôi đũa là rất quan trọng. Đũa phải được rửa kĩ bằng nước xà bông sau đó phơi khô. Bởi ở môi trường bình thường, nấm độc dễ dính vào thức ăn còn xót trên đũa.


Đũa cần lau khô mỗi khi sử dụng.

Trường hợp đũa có nguy cơ nhiễm hóa chất từ các loại nước tẩy rửa là không thể tránh khỏi. Nguyên nhân gây độc thực phẩm cấp tính thường do các loại vi khuẩn, còn do nhiễm độc mãn tính là một số nấm mốc độc có trong những nông phẩm sấy khô như đậu phộng, dừa khô, …dễ bị ẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư gan, kiết lị, thương hàn, viêm dạ dày cấp tính…

Aflatoxin là độc tố vi nấm sinh sản tự nhiên, khi thâm nhập vào cơ thể aflatoxin có thể được gan chuyển hóa thành dạng trung gian expoxit hoạt hóa hoặc thành thủy ngân gây ung thư gan.

Loại độc tố này bị phân hủy trên 100 độ C, chỉ vài ngày sau khi sử dụng đũa, nấm mốc có thể dễ dàng phát triển trên các loại thức ăn như ngũ cốc, đậu phộng…

Đũa khi sử dụng một thời gian sẽ bị co ngót và phân hủy một phần (nhất là phần đầu đũa) tạo nên đọ xốp và dễ bám dính cho đôi đũa. Vì vậy, khoảng 6 tháng thay đũa một lần để tránh những hóa chất hay thực phẩm thừa bám vào đũa. Lúc đó, nấm mốc sẽ không có cơ hội phát triển, gây nguy hiểm cho người sử dụng.


Nên thay đũa 6 tháng một lần để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

Tóm lại, để tránh nguy cơ nhiễm độc, nên hạn chế dùng đũa làm từ các hoá chất vì khó kiểm soát sự an toàn trong quá trình sử dụng. Tốt nhất nên chọn đũa gỗ tự nhiên như gỗ tre già, dừa già hay gỗ mun được vót trơn láng, đầu đũa không bị tưa, không có khe lõm. Sau khi dùng, rửa đũa sạch và cất nơi khô ráo.

Việt Khoa
theo Xây dựng

Từ khóa: