Sự kiện hot
7 năm trước

Trẻ chậm nói cần được can thiệp sớm

Trẻ chậm nói, có thể chỉ là chậm nói đơn thuần hoặc chậm nói có dấu hiệu về các rối loạn chức năng phát triển hoặc có dấu hiệu tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ… Dù là ở thể nào, con cũng cần được phát hiện sớm và can thiệp sớm.

Nhiều phụ huynh khi gặp trường hợp con có nhiều dấu chậm nói khi lên 2 tuổi nhưng lúng túng chưa biết định hướng can thiệp như thế nào cho phù hợp hoặc mang con đi đánh giá tâm lý ở đâu.

Chị Lan Anh (Quận Đống Đa, HN) chia sẻ, chị đã nhìn thấy con có một số dấu hiệu chậm nói khi đọc các thông tin trên báo, nhưng chỉ nghĩ con chỉ chậm nói đơn thuần và lên 3 tuổi con sẽ nói tốt. Cảm thấy không yên tâm khi cho con học can thiệp ở trung tâm chuyên biệt dành cho các trẻ tự kỷ.

Cùng quan điểm, nhiều phụ huynh cho rằng việc con chậm hơn các bạn một chút không quan trọng, hoặc gia đình chưa có ai chậm nói nên không quá lo lắng về tình trạng của con. Cũng có nhiều lý do khác như đến 3, 4 tuổi mới cho con học cũng chưa muộn. Và chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ chậm nói.

Ở góc độ các nhà chuyên môn thường khuyên rằng, việc phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ chậm nói rất quan trọng, làm phát triển nhanh các quá trình ngôn ngữ cho con, mặt khác khi tác động sớm, ở những độ tuổi càng nhỏ thì cơ hội phát triển và sự phát triển của các con sẽ rất nhanh.

Theo lý giải của các chuyên gia tâm lý, cho rằng việc can thiệp sớm cho trẻ chậm nói đóng vai trò quan trọng. Can thiệp sớm là một biện pháp giáo dục sớm cho trẻ có khó khăn trong phát triển trí tuệ, trong đó có chậm nói trước 5 tuổi và đặc biệt là giai đoạn trước 36 tháng tuổi. Sự tác động sớm góp phần kích thích và huy động được tối đa sự phát triển của đứa trẻ trong quá trình phát triển tâm sinh lý và trí não, nhờ đó khắc phục được tình trạng hoặc làm giảm nhẹ những khó khăn, khuyết tật ở trẻ. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học lên lớp mẫu giáo sau này của trẻ, đồng thời can thiệp sớm cũng chuẩn bị tiền đề để trẻ có thể  hòa nhập tại các cấp học cao hơn.

Phát hiện sớm trẻ chậm nói giúp gia đình có những định hướng và chiến lược tiếp cận, hỗ trợ tối đa cho trẻ.

Việc phát hiện sớm và chẩn đoán sớm đặc điểm của trẻ chậm nói thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và các bác sỹ tâm lý.

Ở góc độ gia đình, cha mẹ cần theo dõi để có sự thăm khám, can thiệp kịp thời nếu phát hiện bất thường ở trẻ. Ở từng giai đoạn, trẻ có những bước tiến cơ bản trong giao tiếp. Một số dấu hiệu thường xuất hiện ở đa số trẻ chậm nói:

12 – 24 tháng ít tương tác mắt, không chỉ trỏ ngón tay, chưa có từ đơn

2 tuổi chỉ phát âm hoặc chỉ nói vài từ đơn, chưa nói từ đôi chỉ người, vật, đồ vật.

3 tuổi chưa nói được câu ngắn: “Cho Tí cái xe”, chưa trả lời tên, tuổi và phái của bé.

4 tuổi chưa nói được câu có 5-8 từ, chưa đặt câu hỏi : Tại sao? Ai đó ? Ở đâu?

Không vui hoặc nhút nhát, bám mẹ.

Dễ dàng cáu giận hoặc khóc.

Hay đánh bạn hoặc dành đồ chơi với bạn.

Không chơi với ba mẹ hoặc với các bạn.

Ở góc độ các nhà chuyên môn, bác sỹ tâm lý, để thăm khám và đánh giá các biểu hiện chậm nói, cần có những test về mức độ phát triển của trẻ, định lượng về khả năng phát triển của trẻ thông qua các hoạt động chơi, cách thức thực hiện các trò chơi và những phát âm, giao tiếp của trẻ. Nhà chuyên môn sẽ chủ động tạo ra các tình huống, cách chơi, hướng dẫn con tham gia hoạt động chơi, thông qua đó, con biểu hiện ra các đặc điểm, mức độ phát triển, kỹ năng và cách phát âm. Những quan sát lâm sàng đối với trẻ về những đặc điểm hành vi đóng vai trò quan trọng.

Tại Trung tâm Giáo dục Trẻ em Ngày Mới, quá trình phát hiện sớm trẻ chậm nói được thực hiện với nhiều bảng đánh giá và định lượng mức độ phát triển của từng trẻ đến đánh giá. Ngoài ra, hệ thống bảng quan sát lâm sàng các đặc điểm hành vi của trẻ theo ít nhất 5 buổi tiếp xúc và can thiệp đầu tiền. Nhờ đó có thể phát hiện ra được các dấu hiệu trẻ chậm nói hoặc trẻ chậm nói cần theo dõi những nét tự kỷ.

Sau quá trình đánh giá sàng lọc trẻ chậm nói, là quá trình can thiệp với những liệu trình tích cực tùy thuộc vào độ tuổi và đặc điểm phát triển của từng trẻ.

Một liệu trình can thiệp sớm hiệu quả cho các trẻ chậm nói thường được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau. Trung tâm Giáo dục Trẻ em Ngày Mới (Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam) chia sẻ một quy trình can thiệp sớm và các liệu trình hỗ trợ tốt cho các trẻ chậm nói thường trải qua ba giai đoạn chính.

Theo đó, khi phát hiện trẻ chậm nói và thực hiện những bài Test kiểm trả mức độ phát triển, các dấu hiệu hành vi, các nhà chuyên môn sẽ xây dựng một chiến lược can thiệp và kế hoạch giáo dục cá nhân để hướng dẫn phụ huynh can thiệp sớm cho trẻ tại gia đình. Cha mẹ là người giáo viên đầu tiên. Người trực tiếp làm việc với trẻ tại nhà. Sau đó trung tâm sẽ theo sát và đánh giá tính hiệu quả quá trình can thiệp tại gia đình.

Song song với quá trình can thiệp tại gia đình, trẻ chậm nói được thực hiện các liệu phát can thiệp và trị liệu theo hình thức “Một giáo viên - Một học sinh”, trong thời gian ít nhất 60 phút với việc thực hiện các hoạt động trị liệu thông qua các hoạt động trò chơi.

Các hoạt động trị liệu cá nhân: Trị liệu Tâm lý (Tâm vận động), Trị liệu ngôn ngữ - giao tiếp phi ngôn ngữ (bằng cử chỉ) hoặc bằng ngôn ngữ nếu có thể, Trị liệu hành vi, điều chỉnh các giác quan, giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh trẻ.… Và các hoạt động trị liệu nhóm: Âm nhạc, dã ngoại .... tạo tương tác và giao tiếp xã hội….

Cuối cùng, để kết thúc một liệu trình can thiệp cho trẻ chậm nói, là một chương trình hòa nhập mầm non. Sau quá trình can thiệp tích cực tại gia đình và can thiệp cá nhân, trẻ sẽ có những bước phát triển nhất định về các kỹ năng ngôn ngữ, nhận thức, kỹ năng vận động. Vấn đề còn lại là hỗ trợ hòa nhập cho con tại các môi trường xã hội.

Trong đó, môi trường giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng, thường là một liệu trình can thiệp nhóm hòa nhập mầm non từ 3 tháng, giúp con làm chủ ở môi trường mầm non, thực hiện các các hoạt động cá nhân, ý thức tham gia trò chơi cùng các bạn theo lứa tuổi và hòa nhập tốt với các bạn cùng lứa tuổi.

CVTL. Hoàng Văn Quyết

Giám đốc Trung tâm Giáo dục Trẻ em Ngày Mới,

Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam

Từ khóa: