Sự kiện hot
13 năm trước

Tuổi thọ trung bình người VN đạt 73 tuổi

Tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt 73 tuổi. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi, tử vong mẹ đã giảm mạnh.

Tình trạng sức khỏe của người dân Việt Nam đã tăng lên đáng kể, đạt 73 tuổi. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi, dưới 1 tuổi, tử vong mẹ đã giảm mạnh.

Sáng nay (21.2), tại Lễ kỷ niệm 56 năm Ngày thầy thuốc VN 27.2, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết, từ năm 2005, VN đã đạt mức sinh thay thế và tiếp tục được duy trì mức sinh này trong 5 năm qua. Dân số năm 2009 là 85,8 triệu người, thấp hơn so với các dự báo trước đây. Mạng lưới cung cấp dịch vụ CSSKSS bao phủ 100% huyện, 93% xã, 84% thôn, bản. Tỷ lệ BV có khoa sơ sinh, đơn nguyên sơ sinh ngày càng cao. Dịch vụ làm mẹ an toàn được thực hiện rộng rãi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới khám chữa bệnh từ y tế cơ sở đến T.Ư, công lập và ngoài công lập được mở rộng và củng cố. Số giường BV công lập đến năm 2010 đạt mức 20,5/10.000 dân.

Sau 2 năm thực hiện Đề án 1816, đã giảm trung bình 30% tình hình quá tải BV tuyến trên. Số người KCB tại các BV công lập và trạm y tế tăng, đạt hơn 2 lần KCB/người/năm. Nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai, như: ghép thận, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, ghép gan, phẫu thuật nội soi...

100% số xã và 90% số thôn bản đã có nhân viên y tế hoạt động, trên 80% số xã có bác sỹ hoạt động, tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế ước đạt 80%.

Hiện nay, số nhân lực y tế của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao, tăng từ 29,2/10.000 dân năm 2001 tăng lên 34,4/10.000 dân. Cả nước có 21 trường/khoa ĐH Y, dược công lập và 3 trường/khoa y ĐH tư thục. Hầu hết các tỉnh đều có trường trung cấp hoặc CĐ y tế.

Tốc độ tăng chi y tế bình quân hằng năm đạt 9,8%. Tỷ trọng chi NSNN cho y tế trong tổng chi NSNN tăng từ 4,8% năm 2002 lên 10,2%. Năm 2008, lần đầu tiên Quốc hội đã có một Nghị quyết về y tế, trong đó quyết bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng.

Tỷ trọng nguồn tài chính công trong tổng chi cho y tế tăng từ 20% năm 2000 lên trên 40%, hiện đang phấn đấu đưa tỷ lệ này lên trên 50%. Tỷ lệ bao phủ BHYT trong dân số được tăng lên, ước đạt khoảng trên 60%.

Theo Đông Bích/Lao động

Từ khóa: