Sự kiện hot
11 năm trước

Vì sao thế giới vẫn chưa chán Gangnam Style?

Khi chủ tịch Google Eric Schmidt nhảy Gangnam một cách đầy khó khăn trong chuyến thăm Seoul, tờ Time từng tuyên bố cơn sốt Gangnam đã chấm dứt - song đó đã từ tận tháng Chín.

Khi chủ tịch Google Eric Schmidt nhảy Gangnam một cách đầy khó khăn trong chuyến thăm Seoul, tờ Time từng tuyên bố cơn sốt Gangnam đã chấm dứt - song đó đã từ tận tháng Chín.

Bốn tháng kể từ ngày video trên của rapper Hàn Quốc Psy được phổ biến trên YouTube, "Gangnam Style" đã trở thành một cái tên quen thuộc trên toàn cầu với không chỉ người bình thường mà cả những nhà lãnh đạo thế giới, siêu sao thể thao hay các ông trùm kinh doanh.

Những màn nhảy flashmob từ quy mô nhỏ cho tới lớn với hàng chục ngàn người như tại Rome, Paris cũng đã trở nên phổ biến.

Và dù cho tới nay, nhiều người vẫn tin rằng "Gangnam Style" là một ca khúc thuộc dạng "chỉ nổi một lần rồi thôi," bài hát này vẫn có sức bám trụ đầy dẻo dai và quyền lực vô hình xuyên biên giới.

Tổng thư kí LHQ Ban Ki-Moon đã gọi đây là một cầu nối hòa bình thế giới. Vào buổi sáng ngày bầu cử Mỹ, ông Barack Obama còn từng chia sẻ với đài radio rằng mình khá tự tin về khả năng nhảy "Gangnam Style."


Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-Moon nhảy Gangnam Style (Nguồn: AFP)

"Song tôi không chắc rằng lễ nhậm chức sẽ là thời điểm phù hợp để trình diễn khả năng này đâu. Có lẽ tôi sẽ chỉ nhảy riêng cho Michelle xem mà thôi," ông nói.

Thủ tướng Anh David Cameron cùng thị trưởng London Boris Johnson cũng từng nhảy điệu Gangnam cho các phu nhân xem hồi tháng Chín trong một buổi tiệc riêng . Ông Johnson thậm chí còn nhắc tới sự kiện trên trong bài diễn văn đọc tại hội nghị thường niên của Đảng bảo thủ.

Trong khi những chính trị gia sử dụng ca khúc trên nhằm tăng độ nổi tiếng và thể hiện sự thân thiện của mình với cử tri thì nhiều nghệ sĩ đã dùng "Gangnam Style" để bộc lộ quan điểm với chính quyền. Tiêu biểu nhất có lẽ là nghệ sĩ Ngải Vị Vị của Trung Quốc nhằm kêu gọi xóa bỏ kiểm duyệt.

Video này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nghệ sĩ điêu khắc người Anh gốc Ấn Anish Kapoor. Kapoor tuyên bố: "Nó rõ ràng thật ngớ ngẩn, song nghệ sĩ là phải như vậy. Chúng tôi làm những thứ ngốc nghếch với mục đích nghiêm túc."

Dù có ngốc nghếch hay không, vẫn không thể phủ nhận việc ảnh hưởng của Psy đã lan rộng tới cả những học viện danh giá nhất thế giới. Hồi đầu tháng, rapper 34 tuổi này đã tới thăm câu lạc bộ 189 năm tuổi đời Oxford Union tại đại học Oxford của Anh, nơi từng đón tiếp tổng thống Mỹ Ronald Reagan cùng nhiều nhà lãnh đạo thế giới khác.

Học viện MIT nổi tiếng tại Massachusetts, Mỹ cũng đã có video nhảy Gangnam bởi các học sinh và còn có sự tham gia của những giáo sư nổi tiếng như Eric Lander hay Noam Chomsky.

Với tần suất xuất hiện dày đặc như vậy, dĩ nhiên cũng có những người đã phát ngấy "Gangnam Style." Tờ Guardian của Anh mới đây còn đặt câu hỏi: "Liệu có ai có thể giết Gangnam Style đi được không?"

Khi chủ tịch Google Eric Schmidt nhảy Gangnam một cách đầy khó khăn trong chuyến thăm Seoul, tờ Time từng tuyên bố cơn sốt Gangnam đã chấm dứt - song đó đã từ tận tháng Chín.

Nhìn lại tất cả những gì đã qua, có thể thấy Psy đã ngày càng mạnh mẽ hơn, tiến xa hơn chứ chẳng hề thụt lùi. Dấu hiệu rõ ràng nhất là việc anh được vinh dự biểu diễn cùng siêu sao nhạc pop Madonna trong liveshow của cô tại Madison Square Garden ở New York vào tuần này.

Theo Vietnam+

Từ khóa: