Gã khổng lồ về thiết bị cầm tay tiếp tục cho thấy sự xuống dốc sau khi công bố tình trạng tài chính đáng thất vọng. Ngoài ra, hãng dự định cắt giảm 10.000 vị trí, tương đương 10% nhân lực công ty tới cuối năm 2013 trong những nỗ lực cải tổ đội ngũ quản lý.
Gã khổng lồ về thiết bị cầm tay tiếp tục cho thấy sự xuống dốc sau khi công bố tình trạng tài chính đáng thất vọng. Ngoài ra, hãng dự định cắt giảm 10.000 vị trí, tương đương 10% nhân lực công ty tới cuối năm 2013 trong những nỗ lực cải tổ đội ngũ quản lý.
Khi mà thời gian đang trôi dần, tân CEO của Nokia, Stephen Elop vẫn còn cơ hội đưa công ty thoát khỏi khủng hoảng. Mặc dù vậy, mọi thứ trông không được tốt đẹp cho lắm và có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi nhìn thấy những thay đổi tích cực.
Mầm mống cho khả năng thoái trào của Nokia đã được “vun trồng” từ lâu trước khi ông Elop nắm quyền. Một chuỗi những bước đi sai lầm đã đẩy kẻ thống trị về thiết bị cầm tay một thời thành một công ty chỉ còn thoi thóp.
Dưới đây là một số sai lầm lớn nhất của Nokia:
Chối bỏ trào lưu nắp gập
Một trong những sai lầm đầu tiên và lớn nhất của Nokia là không khai thác được trào lưu nắp gập quét qua nước Mỹ vào đầu những năm 2000. Trước đó, Nokia đang nắm giữ vị thế cao ngất ngưởng tại Mỹ. Gần như tất cả mọi người đều có một chiếc điện thoại “thanh kẹo” từ Nokia.
Nhưng, một lượng lớn thiết bị cầm tay trứ danh từ các đối thủ cạnh tranh bắt đầu đẩy người tiêu dùng Mỹ chuyển sang model điện thoại nắp gập. Đáng chú ý nhất tất nhiên là chiếc Motorola Razr đầu tiên. Chiếc điện thoại nhanh chóng thành công và biến Motorola trở thành kẻ thách thức thực sự với Nokia về thị phần.
Phản ứng của Nokia
Sản xuất nhiều điện thoại “thanh kẹo” hơn. Với vị trí thống trị của mình (công ty có thời điểm kiểm soát 2/3 thị trường thiết bị cầm tay), hãng tự tin rằng có thể bán được những chiếc điện thoại giống nhau khắp thế giới, hơn là tùy biến cho những thị trường đặc biệt. Việc từ chối chuyển sang những chiếc điện thoại nắp gập sớm khiến công ty phải trả giá tại thị trường Mỹ, nơi mà hãng đã không phải sự hiện diện chính hơn một thập kỷ.
Liên tục bị thị trường Mỹ chối bỏ: Không có khả năng điều chỉnh điện thoại tại thì trường Mỹ cũng khiến Nokia thất bại trong việc lôi kéo đồng minh là các nhà mạng trong nước, góp phần làm giảm thị phần. Cách tiếp cận độc đoán (my way or the highway) của Nokia không thích hợp với các nhà mạng nữa mà họ cần những đối tác linh hoạt hơn như Motorola.
Ngoài ra, Samsung Electronics và LG Electronics sẵn sàng thay đổi để thích nghi với các nhà mạng và không bất ngờ khi ảnh hưởng của họ trong ngành công nghiệp đã tăng nhanh chóng qua một thập kỷ.
Nokia thay vào đó lùi dần vào góc tường với một lượng fan ít ỏi. Công ty hình thành những cửa hàng riêng trên khắp các thành phố lớn như NewYork, bán điện thoại trực tiếp cho khách hàng mà không kèm hợp đồng. Điều này có nghĩa là không còn sự trợ giá do đó chỉ một lượng nhỏ những người hâm mộ cuồng nhiệt nhất mới sẵn lòng trả cái giá đó.
Quan trọng hơn, sự hiện diện nhỏ nhoi của Nokia ở thị trường Mỹ khiến hãng không thể móc nối được với thị trường khi chuyển sang những mẫu smartphone hiện đại.
Đánh giá thấp iPhone
Chiếc iPhone đầu tiên của Apple đã gây rúng động thị trường và thay đổi cách nghĩ của mọi người về những thứ có thể làm với smartphone. Chỉ là điều đó đã không được thể hiện ngay tức khắc vì rất nhiều người vẫn thấy thoải mái với những nền tảng bất tiện cũ kỹ hơn như Windows Mobile, Palm OS và Symbian của Nokia.
Nokia đã đặc biệt mù tịt về mối đe dọa iPhone. Công ty vẫn dẫn đầu một cách không bàn cãi về smartphone, điều mà các nhà điều hành của hãng thường mở lời khi được hỏi về iPhone.
Chiếc iPhone ban đầu thực sự đắt và biến nó thành một món hàng xa xỉ với người yêu công nghệ. Nhưng khi Apple ký kết hợp đồng với AT&T để hạ giá xuống còn 200 đô thì nó trở thành sản phẩm chi phối và chính thức là mối đe dọa đối với toàn bộ những nhà sản xuất di động lớn khác. Củng cố cho vị trí của iPhone là sự ra đời App Store giúp gắn chặt khách hàng vào thế giới ứng dụng chỉ hoạt động được trên iOS.
Nokia cũng có kho ứng dụng của riêng mình, nhưng đó chỉ là sự bắt chước nhợt nhạt của điều mà các nhà phát triển có thể làm với iOS. Ở điểm này, rõ ràng là Nokia đã đánh mất rất nhiều điều giúp duy trì thương hiệu của hãng. Vị trí vững vàng của hãng chỉ là sự kế thừa từ quá khứ, và kết quả là, thị phần hãng dần dần giảm đi.
Bấu víu quá lâu vào Symbian
Symbian đã cho thấy sự lạc hậu của nó khi iPhone ra đời, nhưng những rạn vỡ thực sự bắt đầu xuất hiện khi Google Android bước lên sân khấu.
Android mang đến cho các nhà sản xuất thiết bị cầm tay một hệ điều hành hiện đại mà họ có thể dùng để cạnh tranh lại iPhone và rất nhiều nhà sản xuất đã nhanh chóng nhảy sang trào lưu này.
Motorola dù đã phải đối mặt với khó khăn sau thành công của Motorola Razr đã hoàn toàn chuyển sang Android và ngay lập tức nhận được sự trợ giúp lớn từ phía Verizon Wireless, nhà mạng cũng đang trông chờ một đối thủ có khả năng cạnh tranh với iPhone của AT&T. HTC nhanh chóng chấp nhận Android và cũng đạt được lợi nhuận ngay tức thì. Samsung và LG mặc dù có chậm hơn nhưng theo một chiến lược vĩ mô hơn.
Tuy nhiên, Nokia vẫn cố chấp bám lấy Symbian. Năm 2008, công ty phát hành Symbian như một phần trong Symbian Doundation với tham vọng biến Symbian thành hệ điều hành mã nguồn mở, một nỗ lực hình thành liên kết với các nhà cung cấp và công ty hỗ trợ nền tảng. Nó đã không thành công và Nokia buộc phải thu hồi lại quỹ hai năm sau đó.
Cuối cùng thì, tân CEO đã thể hiện quyết tâm ngừng lấy Symbian làm nền tảng chủ đạo của hãng.
Sai lầm trong việc chọn lựa nền tảng kế tiếp để trở lại
Nokia đã gác lại Symbian nhưng những nỗ lực cá nhân để tạo ra một hệ điều hành mới cho smartphone lại là một thảm họa.
Hẳn ta vẫn còn nhớ Maemo. Có lẽ Nokia không muốn nhắc tới nó nữa. Đây đã từng được cho là hệ điều hành dựa trên Linux thế hệ tiếp theo của hãng.
Intel, từng háo hức tham gia kinh doanh smartphone cũng đang cho ra hệ điều hành dựa trên Linux của riêng hãng, được gọi là Moblin. Vào năm 2010, các công ty lựa chọn tích hợp MeeGo, một hệ điều hành khác của Nokia, nhưng sự kết hợp này chỉ cho thấy độ trễ nhiều hơn.
Rõ ràng là MeeGo chưa sẵn sàng tại thời điểm ông Elop xích công ty lại gần Microsoft và lấy Windows Phone làm nền tảng chủ đạo của hãng.
Nokia đã công bố về chiếc N9 chạy MeeGo năm ngoái. Nhưng sau đó, công ty đã chuyển N9 thành một chiếc điện thoại mới lạ sử dụng hệ điều hành thân thiện. Hơn nữa, N9 đã truyền cảm hứng cho dòng smartphone Lumia mới. Các dòng Lumia về cơ bản vẫn sử dụng thiết kế bộ khung điện thoại của N9.
Theo Vietnamnet, QTM/CNET