Sự kiện hot
7 năm trước

6 ngân hàng lớn thế giới hợp tác tạo ra đồng tiền ảo hợp nhất

6 ngân hàng lớn nhất thế giới đã cùng tham gia vào dự án tạo ra một loại tiền ảo mới, dự kiến được đưa ra thị trường vào năm tới để thực hiện các giao dịch tài chính thông qua blockchain, công nghệ hỗ trợ bitcoin.

Nguồn: FT.

Barclays, Credit Suisse, Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada (CIBC), HSBC, MUFG và State Street cùng hợp tác vào dự án “đồng tiền thanh toán tiện lợi”, được ngân hàng UBS của Thụy Sỹ tạo ra, nhằm giúp thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn.

Các thành viên trước đó của dự án gồm Ngân hàng Đức, Banco Santander, BNY Mellon và NEX.

Lần hợp tác này được triển khai khi dự án chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Các thành viên muốn thảo luận kỹ hơn với các ngân hàng trung ương và tìm cách thắt chặt chính sách bảo mật dữ liệu và an ninh mạng.

Ông Hyder Jaffrey, Giám đốc bộ phận đầu tư chiến lược và công nghệ tài chính của ngân hàng UBS, cho biết: “Chúng tôi đã thảo luận với ngân hàng trung ương và các nhà chức trách. Bên cạnh đó, sẽ tiếp tục thảo luận trong 12 tháng tới với mục tiêu đưa đồng tiền ảo mới ra thị trường vào cuối năm 2018”.

Công nghệ blockchain là một thuật toán phức tạp, cho phép các đồng tiền ảo, gồm cả bitcoin, được giao dịch và xác nhận điện tử thông qua một hệ thống các máy tính mà không cần máy chủ.

Dù ban đầu còn hoài nghi về khả năng xảy ra gian lận, các ngân hàng đã phát hiện ra cách có thể khai thác công nghệ Blockchian để đẩy nhanh hệ thống thanh toán của ngân hàng và giảm hàng tỷ chi phí dùng để hỗ trợ giao dịch trên toàn cầu.

“Đây là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Chúng tôi nhận thấy có nhiều lợi ích từ dự án này, từ giảm thiểu rủi ro tới cải thiện hiệu quả sử dụng vốn trên thị trường tài chính”, ông Lee Braine, trưởng bộ phận công nghệ của ngân hàng Barclays cho biết.

Đồng tiền thanh toán tiện lợi, dựa trên sản phẩm do Clearmatics Technologies phát triển, sẽ cho phép các tổ chức tài chính thanh toán cho nhau, hoặc mua những tài sản như cổ phiếu và trái phiếu, mà không cần chờ hoàn tất giao dịch chuyển tiền theo phương pháp truyền thống. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng đồng tiền ảo mới, có thể chuyển đổi trực tiếp thành tiền tại các ngân hàng trung ương, để rút ngắn thời gian, giảm chi phí và lượng vốn yêu cầu trong thanh toán.

Tiền ảo mới, có thể được chuyển đổi thành những đơn vị tiền tệ khác nhau, sẽ được lưu trữ thông qua công nghệ blockchain, cho phép chúng được chuyển đổi một cách nhanh chóng để tiến hành các giao dịch tài sản tài chính.

“Dự án sẽ không chỉ hoàn thành trong một lần duy nhất, mà sẽ cần hàng loạt các bước phát triển theo thời gian”, ông Jaffrey nhận định.

Jaffrey cho biết từ cuối năm 2018, các ngân hàng tham gia dự án có thể dùng loại tiền mới để thanh toán cho nhau bằng các tiền tệ khác nhau. Ví dụ, một ngân hàng nợ một ngân hàng khác 100 triệu USD, trong đó có 50 triệu tính bằng đồ Euro, có thể chuyển trả nợ gần như ngay lập tức bằng loại tiền ảo mới.

Theo ông Jaffrey, khi đồng tiền mới được đưa ra vào cuối năm sau, nó sẽ được các ngân hàng sử dụng để thanh toán cho nhau bằng những đơn vị tiền tệ khác nhau. Ví dụ, nếu 1 ngân hàng nợ ngân hàng khác 100 triệu USD trong đó có 50 triệu bảng Anh, thì 2 ngân hàng có thể chuyển tiền gần như ngay lập tức thông qua đồng tiền mới.

Ngoài ra, ông nói thêm, sẽ cần phải chuyển đổi sang công nghệ blockchain trước khi đồng tiền có thể được sử dụng để xử lý những giao dịch tài sản, nếu không lợi ích về tốc độ và giảm lượng vốn cần thiết sẽ biến mất.

Peter Randall, nhà sáng lập công ty Setl (Anh), cho biết vẫn còn nhiều vấn đề về việc liệu sử dụng một loại tiền tệ chung có đảm bảo và đủ an toàn để thực hiện khớp lệnh hay không.

Tuy nhiên, theo ông Jaffrey, “đứng ở quan điểm luật pháp và kế toán, chúng tôi thấy mình đang có một cấu trúc nền tảng để có thể đạt được mục tiêu của mình”.

Ông cũng thừa nhận đồng tiền thanh toán tiện lợi này có thể sẽ trở nên thừa thãi, nếu có đủ các ngân hàng trung ương phát hành tiền ảo dùng công nghệ blockchain của riêng mình. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng điều đó có lẽ phải mất nhiều năm, đặc biệt khi liên quan tới nhiều vấn đề chính sách công.

Lyly Cao
Theo KTTD, Vietnambiz

Từ khóa: