Sự kiện hot
12 năm trước

Agribank Quảng Ngãi - Câu chuyên về ngân hàng có chữ A lớn.

Dantin - Ở Mộ Đức giờ cuộc sống khá hơn rồi, không phải lo ăn lo mặc như xưa nữa, đó là nhờ chính sách của Chính phủ đấy và cả ngân hàng có chứ A “ lớn”.

Dantin - Ở Mộ Đức giờ cuộc sống khá hơn rồi, không phải lo ăn lo mặc như xưa nữa, đó là nhờ chính sách của Chính phủ đấy và cả ngân hàng có chứ A “ lớn”.

Năm 2012, Tổng dư nợ tại Agribank Quảng Ngãi là 4.133 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay Nông nghiệp – Nông thôn đạt trên 86%. Việc thực hiện hỗ trợ vốn theo nghị định 41/2010/NĐ - CP thông qua Hội nông dân tỉnh đạt 563 tỷ đồng. Cuộc sống người dân ở Quảng Ngãi đang ngày càng khởi sắc.

Nhân dịp có chuyến công tác về Quảng Ngãi, tôi ghé thăm huyện Mộ Đức, một huyện thuần nông của tỉnh. Còn đường từ thị trấn về các xã trong huyện giờ không còn là những con đường đất đầy bui bặm mà thay vào đó là những con đường láng xi măng được hoàn thành nhờ công sức, và tiền bạc của nhân dân và một phần hỗ trợ từ Nhà Nước. Cuộc sống người dân nơi đây đang ngày càng khởi sắc, những căn nhà khang trang dần mọc lên. Tìm hiểu về những thay đổi đó, chúng tôi được một người dẫn ở xã Đức Phú cho biết “ Ở xã tôi giờ cuộc sống khá hơn rồi, không phải lo ăn lo mặc như xưa nữa, đó là nhờ chính sách của Chính phủ đấy và cả ngân hàng có chứ A “ lớn” nữa đấy. Ngay như ở thôn tôi có chú Minh, chú ấy cũng khá lên nhờ biết cách đầu tư, và sử dụng nguồn vốn để làm ăn”.

Sau câu chuyện hỏi thăm anh nông dân, chúng tôi tìm đến trang trai nhà anh Nguyễn Văn Minh, thôn Phước Hòa , xã Đức Phú, huyện Mộ Đức để tìm hiểu thực hư. Quả thật trước mắt chúng tôi, là mô hình trang trại chăn nuôi lơn với quy mô chuồng trại nuôi được 1.000 con lợn/lứa; với 20 ô chuồng, mỗi ô chuồng rộng chừng 74 m2 và 2 hầm bioga. Khi được hỏi về nguồn vốn để đầu tư chuồng trai từ đâu, anh Minh chia sẻ “ Năm 2010 tôi đã có ý tưởng xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn thương phẩm, nhưng để xây dựng hệ thống chuồng trại như thế này thì vốn cần phải có khoảng 1 tỷ, nhưng gia đình tôi làm nông lấy đâu ra nhiều tiền thế.  Số vốn ban đầu của gia đình dành dụm trong suốt nhiều năm qua chỉ có được 400 triệu đồng.  Với từng đó vốn thì không đủ nên khi nghe ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Mộ Đức ( Agribank Mộ Đức) đang có chính sách đầu tư cho phát triển Nông nghiệp – Nông thôn, tôi đã đến liên hệ và trình bày ý tưởng xây dựng mô hình trang trại của mình. Sau khi khảo sát thực tế, Ngân hàng Agribank Mộ Đức thấy rằng mô hình trang trại của tôi có tính khả thi và duyệt cho vay 200 triệu đồng”

Thế là sau khi có vốn Minh đã bắt tay vào việc xây dựng chuồng trại. Nhưng vì vẫn thiếu vốn để đầu tư cho con giống, Minh đã mạnh dạn liên hệ với các cơ sở cung ứng con giống và bán thức ăn chăn nuôi thiết lập mối làm ăn theo kiểu trả tiền gối vụ.

Đàn lợn thương phẩm nhà anh Minh

Khoảng cuối năm 2011 lứa lợn thương phẩm đầu tiên của Minh được bán ra thị trường. Vào thời điểm ấy giá con giống đang cao Minh đã đầu tư mua 1.000 con giống với giá 1,2 triệu đồng/ con, nuôi một lứa lợn thương phẩm mất khoảng 4 tháng và chi phí cho thức ăn 3,5 tỷ đồng. Khi xuất chuồng lứa lợn đầu tiên được 95 tấn, trừ hết mọi chi phí thì lãi ròng gần 300 triệu/ lứa. Minh đã ký kết với nhiều cơ sở tiêu thụ lớn ở trong và ngoài tỉnh nên đảm bảo được sự ổn định về giá, và đầu ra. Hiện trong chuồng đang là lứa nuôi thứ 3, đã được gần 2 tháng, do đảm bảo đươc các quy trình về chăn nuôi nên đàn lợn nhà anh Minh nhanh lớn và không dịch bệnh gì.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm để thành công anh Minh: “ Ngoài những sự hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu, thì các năm tiếp sau đó Agribank Mộ Đức luôn quan tâm và hỗ trợ thêm vốn cho tôi. Bên cạnh đó cũng nhờ trước đây tôi đã từng làm việc cho trang trại chăn nuôi lợn ở Bình Dương nên tôi đã tự học hỏi, tìm hiểu kiến thức từ thực tế đó để  có thêm kinh nghiêm để chăm sóc cho đàn lợn của mình. 

Không chỉ quản lý trang trại nuôi lợn thương phẩm với quy mô 1.000 con/lứa, Minh còn quản luôn 0,5 ha mía và 80 cây mận giống Tam Phước mua ở huyện Chợ Lách (Bến Tre). Bây giờ khi 20 cây mận đã cho quả, mỗi năm bán được 800.000đ/cây,  nay có thêm 50 cây đang ra quả vụ đầu, trong những năm tới, 80 cây mận trong vườn nhà sẽ giải quyết được cho gia đình khoản thức ăn hàng ngày.

Chia tay với anh Minh, chúng tôi không quên hỏi vì sao ở đây người dân lại gọi Ngân hàng Agribank là ngân hàng có chữ “A lớn”. Minh cười “ Trước đây các bác ở quê tôi đi ra ngân hàng để vay vốn làm ăn, hay gửi tiền tiết kiệm đều ra ngân hàng Agribank nhưng vì hầu hết mọi người đều không biết tiếng Anh mà nếu đọc hết tên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hơi dài nên các bác ấy đã nảy ra sáng kiến gọi là ngân hàng có chữ “ A lớn”  - Nó vừa dễ gọi và dễ phân biệt với các ngân hàng khác. Và cũng nhờ những chính sách của ngân hàng Agribank nên quê tôi giờ đã khá hơn”

Quả đúng vậy với người dân nơi đây cách họ gọi tên của ngân hàng Agribank như thế nào không quan trọng mà hơn cả là những chính sách hỗ trợ của Agribank đã kịp thời góp phần không nhỏ vào việc xóa đói giảm nghèo, và vươn lên làm giàu.

Agribank Mộ Đức là một trong những đơn vị đã làm tốt công tác hỗ trợ cho vay vốn trong lĩnh vực Nông nghiệp – Nông thôn. Lãnh đạo Agribank Mộ Đức, Ông Lê Văn Đức, cho biết: “Trong những năm qua, chúng tôi hết sức chú trọng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Hiện tổng dư nợ của ngân hàng là gàn 300 tỉ đồng, trong đó chiếm hơn 90% là nguồn vốn cho các tổ chức và bà con nông dân vay để phát triển sản xuất”.

Ngọc - Linh

Từ khóa: