Theo đúng kế hoạch, vào lúc 14 giờ 38 giờ địa phương (tức 15 giờ 8 giờ Hà Nội) chiều 5/11, vệ tinh mang tên “Mars Orbiter” đã được ấn nút phóng lên Sao Hỏa từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc bang Andhra Pradesh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành khoa học không gian Ấn Độ.
Theo đúng kế hoạch, vào lúc 14 giờ 38 giờ địa phương (tức 15 giờ 8 giờ Hà Nội) chiều 5/11, vệ tinh mang tên “Mars Orbiter” đã được ấn nút phóng lên Sao Hỏa từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan, thuộc bang Andhra Pradesh, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử ngành khoa học không gian Ấn Độ.
Vệ tinh Sao Hỏa của Ấn Độ đang được chuẩn bị phóng lên vào ngày 5/11.
(Nguồn: Reuters)
Kể từ khi thành lập năm 1969, Tổ chức nghiên cứu không gian Ấn Độ (ISRO) chỉ phóng những vệ tinh xung quanh Quả Đất với nhiều mục đích khác nhau và một vệ tinh lên Mặt Trăng.
Đây là lần đầu tiên ISRO thực hiện khát vọng phóng vệ tinh lên Sao Hỏa và dự kiến vệ tinh “Mars Orbiter” sẽ tới quỹ đạo của “hành tinh Đỏ” vào tháng 9/2014 để khám phá dấu hiệu của sự sống tại đây.
Nếu tất cả các chi tiết diễn ra suôn sẻ theo đúng kế hoạch, vụ phóng vệ tinh Mars Orbiter sẽ đưa Ấn Độ gia nhập “câu lạc bộ” một số nước có khả năng “đi lại giữa các hành tinh.”
Hành trình của “Mars Orbiter” sẽ kéo dài 9 tháng, sau khi đi vòng quanh Trái Đất từ 22-25 ngày và sẽ lên tới quỹ đạo Sao Hỏa vào ngày 24/9/2014. Nhiệm vụ của “Mars Orbiter” là quan sát những đặc điểm vật lý của Sao Hỏa và tiến hành nghiên cứu về bầu khí quyển trên đó.
Minh Lý
theo Vietnam+