Sự kiện hot
12 năm trước

Áp lực quy mô và sức ép tốc độ tăng nợ xấu

Khối nợ xấu chưa xử lý được là bao trong khi tốc độ gia tăng nợ xấungày càng tăng lên đang khiến cho sức ép ngày càng lớn.

Khối nợ xấu chưa xử lý được là bao trong khi tốc độ gia tăng nợ xấungày càng tăng lên đang khiến cho sức ép ngày càng lớn.

Sức ép từ hai phía

Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, nợ xấu hiện khoảng 8,86% tổng dư nợ tíndụng 2,75 triệu tỷ đồng Việt Nam tương đương 252.000 tỷ đồng tính tới thời điểm30/9/2012. Con số này đã tăng so với 8,6% hay 202.000 tỷ đồng nợ xấu được Chánhthanh tra NHNN Nguyễn Hữu Nghĩa công bố hồi tháng 7 vừa qua.

Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng thì nợ xấu chỉ có 4,93% nhưng theo NHNNthì con số là 8,82%. Trong khi đó tốc độ gia tăng nợ xấu tăng chóng mặt. Năm2008, nợ xấu tăng 74%, năm 2009 tăng 27%, năm 2010 tăng 41%, năm 2011 tăng 64%và chỉ 10 tháng đầu năm 2012, nợ xấu đã tăng 66%.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết từ tháng 8/2011 ông đã nhìn thấy nguy cơ nợxấu tăng nhanh và đây cũng là lần đầu tiên NHNN công bố con số về nợ xấu. Trongmột cuộc họp của Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia năm 2011, Thống đốcNguyễn Văn Bình là người đầu tiên đặt vấn đề về nợ xấu, tảng băng nợ xấu ảnhhưởng tới nền kinh tế thế nào.

"Vấn đề nợ xấu là vấn đề chúng ta đã nhìn thấy trước rồi, quy mô nợ xấu khôngphải là lớn nhưng đặc biệt nguy hiểm ở chỗ tốc độ tăng nợ xấu rất nhanh và rấtcao. Nếu không tái cơ cấu lại từ tháng 4.2012 thì khoản nợ 252.000 tỷ giờ đãtăng lên tới mức nào," ông Bình chia sẻ trước Quốc hội.

"Nếu không nhanh chóng giải quyết vấn đề nợ xấu, hệ lụy của nó đối với nền kinhtế là rất lớn, có thể mất 5 năm, 10 năm, thậm chỉ cả 15 năm như Nhật Bản," ôngBình nói thêm.

Phát biểu tại Quốc hội, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, nợ xấu không cố địnhmà luôn biến động theo thời gian. Hiện tại nợ xấu đang giảm do hàng tồn khogiảm. Xử lý được hàng tồn kho cũng đóng góp quan trọng cho xử lý nợ xấu.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia ngân hàng thì nợ xấu hiện khônggiảm mà vẫn không ngừng tăng lên. Một số dự báo còn cho biết, với đà này, nợ xấucó thể tăng lên 10% vào cuối năm 2012.

Các phân tích cho thấy rằng tổng dư nợ tín dụng 10 tháng đầu năm 2012 tăng khôngđáng kể, chỉ ở mức 2,3%, trong khi đó nhiều khoản nợ xấu trước đây do không thểtrả được khiến cho “lãi mẹ đẻ lãi con” cùng với các khoản vay mới đến hạn thanhtoán không trả được là những nguyên nhân chính đang đẩy nợ xấu tăng lên. Ngoàira việc xử lý nợ xấu cũ thời gian qua không đáng kể cũng làm cho quy mô nợ xấutăng lên.

2013, năm xử lý nợ xấu

Một giải pháp được mong chờ nhất hiện nay là thành lập công ty mua bán nợ xấu.Tuy nhiên, việc thành lập công ty mua bán nợ này cũng chỉ là một trong số cácgiải pháp cần phải tiến hành trong thời gian tới.

Theo tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trungương (CIEM), chương trình xử lý nợ xấu đang được xem xét và sắp được công bốtrong vài ngày tới và nếu tốt đẹp, chương trình này sẽ được áp dụng ngay từ cuốiquý 1/2013.

Cũng theo ông Thành, vấn đề xử lý nợ xấu sẽ được giải quyết nếu có một định chếxử lý nợ xấu được thành lập, phải có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện chođịnh chế này hoạt động. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay là ứng xử với áp lực xãhội, giải trình với người dân. Đồng thời, việc xử lý ai trước, ai sau sẽ là vấnđề cần đặt ra.

Với những biện pháp và giải pháp quyết liệt, hy vọng Việt Nam sẽ đưa tỷ lệ nợxấu về 3-4% cuối năm 2015 như công bố bởi Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũngtrước Quốc hội.

Trong khi đó, thực tế việc xử lý nợ xấu thời gian qua diễn biến rất chậm. Từphía các cơ quan chức năng, đến nay vẫn chưa có động thái gì, chủ yếu là cácngân hàng tự xử lý. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì đến 30/9/2012 cácngân hàng chỉ xử lý được 12.000 tỷ đồng nợ xấu bằng nguồn dự phòng rủi ro. Đâylà con số quá nhỏ bé so với số nợ xấu khoảng 252.000 tỷ đồng.

Trong khi đó vẫn đang có những nghi ngại về công ty mau bán nợ. Đại biểu Quốchội Huỳnh Ngọc Đáng, cho rằng mua bán nợ có phải là chuyển nợ ra khỏi hệ thốngngân hàng mà không xử lý cái gốc của vấn đề. Một số đại biểu cho rằng dù ngânhàng có bán được nợ xấu cho công ty mua bán nợ, nhưng nếu cứ đòi tài sản thếchấp khi cho vay thì các DN đã chẳng còn gì để thế chấp, cũng không thể vay đượcvốn ngân hàng và vẫn thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàngthương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết. Năm nào các ngânhàng cũng báo cáo lãi hàng nghìn tỷ đồng, báo cáo không có nợ xấu, nay lòi ra nợxấu thì phải chịu trách nhiệm sửa lỗi. Nếu không giải quyết xong thì hội đồngquản trị, ban giám đốc phải chịu trách nhiệm, không phải chỉ chịu trong 3.000 tỷđồng hay 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ của ngân hàng mà do làm sai quy định nên họphải chịu trách nhiệm vô giới hạn trên tài sản cá nhân của mình.

Thống đốc Bình cũng không dám hứa gì về xử lý nợ xấu, mà cho rằng phải là quyếttâm chính trị của cả hệ thống chúng ta, không thể đơn phương. Tuy nhiên Thốngđốc cũng cho biết, theo Đề án, đến 2015 cố gắng đưa nợ xấu của hệ thống ngânhàng dưới 3% theo đúng thông lệ quốc tế.

Tuy vậy, cái khó hiện nay là thị trường bất động sản đang "đóng băng", công tymua bán nợ mua lại phần lớn tài sản là bất động sản thử hỏi trong thời buổi nàyhọ sẽ bán cho ai và có bán nổi không? Khi không bán được thì hoạt động của DNđặc biệt này có an toàn? và việc xử lý nợ xấu sẽ ra sao?

Nếu không có những phương án giải quyết nhanh bài toán nợ xấu, không giải quyếtđược vấn đề tín dụng cho DN thì nền kinh tế sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khókhăn thách thức hơn nữa trong những năm tới.

Trần Thủy
Theo Vietnamnet

Từ khóa: