Sự kiện hot
3 năm trước

Bản tin nông nghiệp 17/6: Các giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị

Những thông tin đáng chú ý sẽ có trong bản tin hôm nay: Hiệu quả phương pháp thâm canh lúa cải tiến; cái nôi chế biết hạt sen đạt chuẩn OCOP 4 sao; Nghệ An kết nối, đưa hàng hóa thâm nhập thị trường Hàn Quốc...

Các giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị

Cần Thơ: Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị
Ảnh minh họa.

Tại buổi tọa đàm “định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại Việt Nam” các đại biểu đã phân tích, đánh giá vai trò của nông nghiệp đô thị, ngoài đáp ứng nhu cầu của người dân về lương thực, thực phẩm an toàn còn cải thiện môi trường sống, kiến tạo cảnh quan kiến trúc không gian đô thị thông minh.

Những sản phẩm của nông nghiệp đô thị không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm mà còn tạo không gian xanh, không khí trong lành, giảm tiếng ồn, hiệu ứng nhà kính, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân đô thị.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng nhận định xu hướng phát triển nông nghiệp đô thị ở nước ta trong thời gian tới; đồng thời đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách cũng như việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; thúc đẩy chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản an toàn; phát huy lợi thế của từng địa phương nhằm phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng bền vững…

Hiệu quả phương pháp thâm canh lúa cải tiến

Trồng lúa cải tiến chinh phục nông dân

Thâm canh lúa cải tiến thực chất là hệ thống canh tác dựa trên các nguyên tắc cơ bản sử dụng mạ non để tận dụng được những dảnh hữu hiệu ngay từ ban đầu. Gieo cấy thưa để phát huy khả năng quang hợp, tạo sự thông thoáng trong hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh, tạo điều kiện cho các dảnh lúa có khả năng phát triển thành dảnh hữu hiệu. Rút nước xen kẽ 3-4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng hoai mục…, qua đó tiết kiệm được nước, tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ hệ sinh thái...

Chương trình thâm canh lúa cải tiến theo phương thức SRI của Hà Nội đã được thực hiện từ rất sớm (cách đây 20 năm), bắt đầu từ việc tổ chức mô hình điểm ở các huyện: Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ... và mở lớp tập huấn cho các nhóm nông dân thực hiện. Theo đó, cán bộ chuyên môn của ngành Nông nghiệp được đưa về địa phương, thực hiện “ba cùng” - cùng ăn, cùng ở, cùng sản xuất với nông dân - từ khi xuống giống đến khi thu hoạch. Các lớp tập huấn kéo dài ít nhất 3 tháng. Hằng ngày, sau bài học lý thuyết, cán bộ cùng nông dân ra đồng thực hành ngay trên đồng ruộng.

Để chương trình thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả cao hơn nữa, Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị Bộ NN&PTNT ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Bởi khi có cơ chế, chính sách mới xây dựng được định mức, kinh tế kỹ thuật hỗ trợ cụ thể; các đơn vị, địa phương sẽ dễ thực thi, triển khai thành chương trình lớn, không phải lồng ghép vào các chương trình như hiện nay.

Cái nôi chế biết hạt sen đạt chuẩn OCOP 4 sao

Trên địa bàn Hưng Yên hiện tại có khoảng 30 cơ sở vừa và nhỏ chuyên chế biến hạt sen các loại, tập trung tại các xã Hồng Nam, Liên Phương, Quảng Châu, Tân Hưng, Phương Chiểu của thành phố Hưng Yên.

Ăn hạt sen có tác dụng gì? Bật mí 10 lợi ích cho mẹ và bé
hạt sen đạt chuẩn OCOP 4 sao

Bình quân mỗi năm các cơ sở này sản xuất và cung ứng ra thị trường được trên 10.000 tấn hạt sen trần, doanh thu ước đạt 1.000 - 1.500 tỷ đồng (tùy từng năm). Sản phẩm, một phần được bán cho người tiêu dùng trong nước, số còn lại xuất khẩu sang Hàn Quốc và Trung Quốc. Hạt sen trần ở đây cũng đã được UBND tỉnh Hưng Yên công nhận đạt OCOP 4 sao năm 2020. Qua đó đã giúp tạo việc làm, thu nhập thường xuyên cho hàng chục nghìn lao động nông nhàn tại chỗ.

“Sản phẩm hạt sen trần gần như chỉ Hưng Yên duy trì được sản xuất số lượng lớn. Trước đây xã Đình Bảng, Từ Sơn (Bắc Ninh) từng mở nghề chế biến hạt sen, vì không kịp thời đổi mới công nghệ, nên giá trị ngày công lao động thấp đã phải chuyển đổi sang ngành nghề khác. Cũng có một số hộ ở tỉnh Hà Nam sang Hưng Yên học nghề về sản xuất, nhưng qui mô còn rất nhỏ lẻ, sản lượng làm ra cũng không đáng kể”, Ông Lê Văn Thắng, Chi Cục trưởng Chi cục PTNT Hưng Yên cho biết.

Nghệ An kết nối, đưa hàng hóa thâm nhập thị trường Hàn Quốc

Nghệ An hiện đã có hơn 54 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc với 8 nhóm mặt hàng chính là dệt may; thiết bị linh kiện điện tử; dây điện và cáp điện; nguyên phụ liệu dệt may, da giày; sản phẩm đá các loại; bao bì; hoa quả chế biến; nhựa thông, tùng hương...

Đưa sản phẩm Việt Nam-Hà Nội thâm nhập thị trường Hàn Quốc - Báo Kinh tế đô  thị

Tuy nhiên, trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, doanh nghiệp của tỉnh gặp không ít khó khăn, nhất là các điều kiện, hàng rào kỹ thuật của Hàn Quốc có xu hướng siết chặt hơn.

Thực tế nhu cầu kết nối tiêu thụ hiện nay với Hàn Quốc tập trung vào các mặt hàng nông thủy sản, đá các loại, vật liệu xây dựng.

Nhưng, việc tìm kiếm và kết nối với đối tác Hàn Quốc gặp khó do thói quen của họ là duy trì làm việc với các đối tác cũ, ít chuyển sang đối tác mới. Việc tiếp cận thông tin thị trường gặp khó do các website cung cấp thông tin chủ yếu bằng tiếng Hàn dẫn đến việc giao dịch phải qua trung gian nên mất thêm thời gian và chi phí.
Mặt khác, Hàn Quốc có xu hướng siết chặt hơn rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng nông sản. Vì vậy, mặc dù được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng hàng nông sản nhập khẩu luôn bị kiểm tra một cách nghiêm ngặt.

Điều này khiến nông sản được nhập khẩu vào Hàn Quốc với số lượng rất hạn chế. Đối với các loại rau quả chế biến, nhà máy cung cấp thì phải đạt được các tiêu chí theo giấy chứng nhận xuất khẩu do phía Hàn Quốc cấp.

Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc cũng như Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã mở rộng khung pháp lý cho các hoạt động thương mại giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng phát huy lợi thế cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc.

Đó cũng là điều kiện để Nghệ An thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường kết nối, đưa hàng hóa của Nghệ An sang Hàn Quốc.

Với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường Hàn Quốc về quy định pháp luật, nhu cầu thị trường, rào cản kỹ thuật,..., Sở Công Thương Nghệ An đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ Tham tán thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc với doanh nghiệp xuất, nhập khẩu tỉnh Nghệ An; cung cấp thông tin về thị trường Hàn Quốc; các điều kiện, rào cản kỹ thuật của Hàn Quốc cho các doanh nghiệp...

Tiến Hoàng/KTĐU

Từ khóa: