Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Bản tin nông sản 16/6: Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc tăng mạnh

Bản tin hôm nay sẽ có những nội dung đáng chú ý sau đây: Thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua vải thiều; Hà Nội quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP của các địa phương; Tỉnh Bắc Kạn đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất ngoại...

Xuất khẩu chuối sang Trung Quốc tăng mạnh

Nguyên nhân xuất khẩu chuối của Việt Nam sang Trung Quốc tăng vọt

Thống kê của Hiệp hội Rau - Quả Việt Nam cho biết, 5 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập khẩu 742.000 tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ 2021, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Philippines với 28%.

Ông Võ Quang Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, cho biết tuy khó khăn do chính sách "zero Covid-19" của Trung Quốc, 5 tháng đầu năm xuất khẩu chuối của công ty vẫn khả quan. Sản lượng chuối xuất khẩu sang thị trường này tăng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lý giải về nguyên nhân Trung Quốc gia tăng nhập khẩu trái chuối từ thị trường Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau - Quả Việt Nam, cho rằng nước ta có vị trí địa lý gần Trung Quốc hơn các nước khác. Đây là một yếu tố thuận lợi.

Thêm vào đó, diện tích trồng chuối của Trung Quốc đã giảm do chi phí vật tư nông nghiệp đầu vào, chi phí thuê đất và lao động tăng khiến nông dân không mặn mà trồng chuối. Ảnh hưởng của dịch bệnh Panama cũng khiến chất lượng chuối tại Trung Quốc giảm mạnh do phải sử dụng các loại giống kháng bệnh.

Mặc dù sản lượng xuất khẩu chuối qua Trung Quốc lội ngược dòng tăng mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu chuối vẫn cho rằng giá xuất qua thị trường này không cao. Giá chuối xuất khẩu bao gồm chi phí đóng gói, logictis lên tới 12.000-13.000 đồng một kg nên hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu thu lãi thấp.

Dự báo 6 tháng cuối năm, các doanh nghiệp cho biết xuất khẩu chuối sẽ còn tăng mạnh do thị trường Trung Quốc có nhu cầu cao về sản phẩm. Giá chuối cũng sẽ biến động mạnh trong những tháng cuối năm.

Hà Nội quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP của các địa phương

Để nâng cao giá trị nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sạch, Hà Nội đang tập trung hỗ trợ các hợp tác xã, người dân xây dựng, quảng bá thương hiệu cho sản phẩm đặc trưng của địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Hà Nội mở rộng điểm quảng bá sản phẩm OCOP về ngoại thành

Các sản phẩm nông sản của địa phương được sản xuất phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm. Hà Nội còn làm cầu nối nhằm kết nối đưa các sản phẩm OCOP, nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm của các tỉnh, thành phố giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh thường trực Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, cho biết Hà Nội là một thị trường tiềm năng để các tỉnh, thành phố đưa các sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của nói riêng Hà Nội và cả nước nói chung được quảng bá, giới thiệu, đẩy mạnh xúc tiến giao thương, tiêu thụ sản phẩm cũng như để nhân dân Thủ đô và du khách quốc tế nhận diện thương hiệu.

Đồng thời, Hà Nội còn là một trong những thành phố có nhiều làng nghề nhất cả nước rất thuận lợi để phát triển Chương trình mỗi xã một sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế nông thôn cũng như xây dựng thành công nông thôn mới của Hà Nội.

Thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam mua vải thiều

Theo thông tin mới nhất từ Bắc Giang, hiện toàn tỉnh đã tiêu thụ được 22.500 tấn vải, trong đó hơn 50% là dành cho xuất khẩu, và 99% sản lượng xuất khẩu là vào thị trường Trung Quốc. Hiện cũng đã có hàng chục thương nhân Trung Quốc đã sang Bắc Giang trực tiếp thu mua vải thiều.

Xuất khẩu 100 tấn vải thiều sang Australia - Hànộimới

Còn 15 ngày nữa mới vào chính vụ vải thiều, những thương nhân người Trung Quốc đã có mặt ở Bắc Giang từ nhiều ngày nay. Họ đã bắt đầu thu mua vải tươi, mỗi ngày họ đưa về Trung Quốc hàng chục đến hàng trăm tấn vải. Theo ông Lý Vệ Cường vải năm nay chất lượng rất tốt, khách hàng của ông ở Trung Quốc đặt số lượng nhiều hơn.

Ông Lý Vệ Cường (Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) cho biết, "Tôi đến Bắc Giang để mua vải, so với mọi năm chất lượng vải năm nay tốt hơn. Hiện nhiều khách hàng của tôi ở Bắc Kinh, Thượng Hải... đang đặt hàng nhiều nhưng nếu tình hình thông quan không được cải thiện thì tôi cũng không đáp ứng được đơn hàng đó".

Mặc dù tại các cửa khẩu đã có luồng xanh, sau khi kiểm dịch xong vải thiều được tập kết vào một bãi riêng và có đường riêng để tạo điều kiện xuất khẩu nhanh nhất sang nước bạn.

Tỉnh Bắc Kạn đưa sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu xuất ngoại

Là một trong hai sản phẩm được công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia năm 2021, miến dong Tài Hoan của Hợp tác xã Tài Hoan đang từng bước chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

Tự hào thương hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bà Nguyễn Thị Hoan- Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (thôn Chè Cọ, xã Côn Minh, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn) cho biết: Năm 2020, lần đầu tiên hợp tác xã xuất khẩu 5,3 tấn miến dong sang thị trường Cộng hòa Séc. Đến nay, hợp tác xã đã xuất khẩu được hơn 40 tấn sản phẩm. Dù sản lượng chưa nhiều nhưng đã ghi dấu thành công, đồng thời chỉ hướng phát triển đúng cho hợp tác xã.

Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, huyện Na Rì rất thuận lợi cho trồng cây dong riềng- nguyên liệu sản xuất miến dong. Riêng Hợp tác xã Tài Hoan hiện đang trồng khoảng 50ha, bao tiêu sản phẩm cho 5 xã lân cận.

Được biết, từ nguồn khách hàng ổn định, Hợp tác xã Tài Hoan đang tiếp tục định hướng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Lãnh đạo Hợp tác xã Tài Hoan cũng mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền trong xây dựng thương hiệu sản phẩm, đồng thời gia tăng công tác quảng bá để tăng tính nhận diện cho sản phẩm trên thị trường.

Nâng giá trị nông sản bằng công nghệ thông tin

Giám đốc Hợp tác xã nấm Nghĩa Minh (huyện Đan Phượng) Trần Sỹ Hùng cho biết, hợp tác xã đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình sản xuất, đóng gói, sơ chế…; đăng ký QRcode trên tem, túi đựng sản phẩm... để người tiêu dùng có thể nắm bắt quy trình sản xuất. Trung bình mỗi năm hợp tác xã cung cấp ra thị trường 30-40 tấn nấm các loại và các thành viên có thu nhập 500-600 triệu đồng.

Cơ hội kết nối, phát triển chuỗi giá trị nông sản chủ lực của Việt Nam |  Kinh doanh | Vietnam+ (VietnamPlus)

Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Vân Nam (huyện Phúc Thọ) Doãn Văn Thắng chia sẻ, với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, sản phẩm của hợp tác xã đã được dán tem truy xuất nguồn gốc, sử dụng bao bì và logo nhãn hiệu tập thể “Chuối Vân Nam” tại website http://chuoivannam.com để người tiêu dùng nhận biết và yên tâm về chất lượng khi mua hàng.

Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sản phẩm nông nghiệp, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp hội nhập và phát triển (quận Thanh Xuân) Phạm Thị Lý thông tin, Trung tâm đã phối hợp với ngành Nông nghiệp Hà Nội hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ Check VN để thiết lập dữ liệu, số hóa, theo dõi, kiểm soát, bảo mật, xác thực thông tin về sản phẩm hàng hóa đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời kết nối nhà sản xuất, nhà quản lý với người tiêu dùng thông qua mã phản hồi nhanh QRcode và phần mềm ứng dụng trên Check VN.

Thực tế cho thấy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, quản lý an toàn thực phẩm... đã góp phần từng bước ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm và mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn có quy mô nhỏ lẻ, thiếu vốn đầu tư nên việc mua sắm trang thiết bị, áp dụng đồng bộ công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến còn hạn chế. Mặt khác, nông dân chưa quen với việc ghi chép sổ sách nhật ký đồng ruộng để đưa lên hệ thống quản lý...

Để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp, quản lý an toàn thực phẩm, ở góc độ người sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Sông Hồng (huyện Đông Anh) Lê Văn Tám đề xuất, thành phố cần có chính sách hỗ trợ về vốn để hợp tác xã đưa công nghệ hiện đại vào quản lý quy trình bảo quản, chế biến nông sản, từ đó mới đẩy mạnh được liên kết chuỗi để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại các kênh phân phối hiện đại.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: