Việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) nhằm mục tiêu thay đổi mô hình quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một lộ trình cần thiết và đúng đắn để tăng hiệu quả chung của nền kinh tế.
Việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp (DN) nhằm mục tiêu thay đổi mô hình quản trị, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một lộ trình cần thiết và đúng đắn để tăng hiệu quả chung của nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc thoái vốn vào thời điểm nào, cho ai và thực hiện ra sao luôn được cân nhắc để có hiệu quả, tránh được những thất thoát tài sản, đất đai như đã từng xảy ra. Vào thời điểm kinh tế khó khăn, chứng khoán đi xuống, DN lao đao và bất ổn càng phải thận trọng.
Chuyện cũ, chuyện mới
Lợi dụng cổ phần hóa, hay nhân lúc thị trường đi xuống để mua gom cổ phiếu để có thể nắm giữ những DN có thương hiệu, tiềm năng phát triển, nắm giữ nhiều tài sản nhất là đất đai đã có không ít bài học đắt giá.
Năm 2007, Công ty Intimex cổ phần hóa (CPH), khi IPO, có 1.078 nhà đầu tư đấu giá 1,7 triệu cổ phần song khối lượng đặt mua lên tới gần 33 triệu. Cuối cùng, một tổ chức 1 tổ chức và 10 nhà đầu tư cá nhân trúng đấu giá, với giá trúng bình quân cao gấp 16 lần so với khởi điểm. Điều này đã gây ra nhiều nghi vấn và cuối cùng những vi phạm được làm rõ.
Theo đó, trước khi IPO, TP Hà Nội đã quyết định cho Intimex thuê 3.000 m2 đất ở Hồ Hoàn Kiếm với thời hạn 50 năm. Tuy nhiên, thông tin này đã không được công khai trong quá trình cổ phần hóa. Một nhóm lãnh đạo DN đã cố tình che dấu, rồi chính họ đặt mua cổ phiếu giá cao để thâu tóm DN nhiều tiềm năng , có khu đất đắc địa nhất Hà Nội.
Trong các DN cổ phần hóa còn nhiều tài sản nhà nước mà các DN khác thèm muốn.
Sau đó, kết quả IPO bị hủy, những sai phạm bị xử lý và Intimex tiếp tục CPH thành công. Qua đó ngắn chặn được thất thoát tài sản của nhà nước vào tay một nhóm cổ đông khi họ thâu tóm DN với giá rẻ.
Nhưng Intimex có lẽ là trường hợp may mắn hiếm hoi, vì chỉ cũng quanh Hồ Gươm, người ta đã chứng kiến nhiều trường hợp thất thoát tài sản nhà nước từ tài sản, thương hiệu và nhất là đất đai do định giá rẻ và bỏ quên các lợi thế như Khách sạn Phú Gia, Công ty cổ phần Tràng Tiền, Công ty Hữu Nghị… Lãnh đạo ngành tài chính Hà Nội thời điểm đó đã từng bày tỏ, sau khi DN được CPH, nhiều người đầu cơ, kinh doanh bất động sản đã mua gom cổ phiếu với giá rất cao, không vì mục đích phát triển của công ty cổ phần mà nhằm chiếm hữu bất động sản, kiếm lợi nhuận lớn và gây mất ổn định doanh nghiệp.
Câu chuyện thâu tóm DN để nắm được lợi thế và tài sản nay vẫn luôn luôn nóng. Một trong những ví dụ là một nhóm cổ đông thâu tóm thành công Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (DCC) vào cuối 2010. DN này có nhiều dự án BĐS tốt, trong đó, chỉ riêng dự án Preche Thảo Điền (quận 2, TP. HCM) của DCC đã có giá khoảng 25-30 triệu USD, gấp đôi vốn hóa của DN .
Mới đây, một công ty chứng khoán đưa ra bản danh sách 163 DN đang trong tầm ngắm của những “tay thợ săn” vì thị trường đang định giá trị công ty thấp hơn giá trị thực. Đây là các DN có tiềm năng và sở hữu nhiều dự án, tài sản lớn tạo lợi thế phát triển.
Giới đầu tư cũng đang hướng sự quan tâm tới những DN đã CPH nhưng đang trong lộ tình thoái vốn của nhà nước. Trong số đó có nhiều DN tốt, có lợi thế về thương hiệu, tiềm năng phát triển, có nhiều tài sản nhất là đất đai đặc địa nhưng có quy mô vốn nhỏ và giá cổ phiếu ở mức hấp. Thậm chí, không ít DN có nhiều việc bất ổn nảy sinh vào thời điểm thoái vốn khiến giá trị DN bị ảnh hưởng cũng là dấu hỏi lớn.
Một được nhiều chuyên gia ví dụ là là Công ty cổ phần Sứ Hải Dương. DN này đang sở hữu thương hiệu sứ nổi tiếng và lâu đời nhất miền Bắc, có nhiều lợi thế về thương hiệu, nhân lực, nguyên liệu và thị trường. Đặc biệt, DN đang đứng chân trên mảnh đất được cho là đắc địa hàng đầu Hải Dương mà nhiều người thèm muốn. Trong đợt tìm kiếm đối tác để tái cơ cấu DN này cách đây mấy năm, một DN siêu thị nước ngoài lớn đặt vấn đề tham gia nhằm có được mảnh đất đẹp này.
Được biết, giá thị trường của mảnh đất trên phải lên đến hàng trăm tỷ đồng, trong khi đó, vốn điều lệ của DN này chỉ có 30 tỷ đồng.
DN bất ổn có nên vội bán vốn
Sứ Hải Dương đang nằm trong danh sách bán vốn nhà nước do Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước nắm giữ. Tuy nhiên, DN này hiện đang vướng nhiều vấn đề rắc rối và bất ổn. Ngay trước thời điểm thực hiện các thủ tục bán vốn nhà nước, những bất ổn này mới bùng phát một cách bất ngờ gây bất lợi cho hình ảnh và giá trị DN.
Trước câu chuyện này, các chuyên gia chứng khoán cho biết, khi một DN có nhiều việc lộn xộn, khiến hình ảnh bị bóp méo làm cho các nhà đầu tư và công chúng hiểu sai thì chắc chắn giá trị DN sẽ không được định giá đúng và rất dễ bị ép giá. Sự bất ổn sẽ khiến cho các nhà đầu tư hiện tại không yên tâm, tìm cách bán tháo làm rớt giá cổ phiếu, các nhà đầu tư mới sợ không dám đầu tư… gây ảnh hưởng đến DN. Tuy nhiên, trong chiều ngược lại, điều này lại có lợi cho việc thâu tóm DN của những nhóm cổ đông ‘cá mâp” nếu có.
Lúc này, nếu bán vốn nhà nước trong hoàn cảnh bất ổn của DN và sa sút của thị trường có thể khiến tình hình thêm khó khăn. Các nhà đầu tư nhỏ sẽ lo ngại mà bán tháo theo. Xu thế này xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu trong đó có đồng vốn nhà nước và việc thoái vốn một cách có hiệu quả sẽ khó đạt được như mong muốn, đẩy DN rơi vào tình trạng khó khăn do khách hàng, đối tác và nhà đầu tư lo ngại về ổn định và phát triển của DN.
Mảnh đất đắc địa này là một tài sản lớn đang bị nhòm ngó?
Trong trường hợp đó, theo nhiều chuyên gia và kinh nghiệm từ các nhà quản lý thị trường thì có thể tính đến việc điều chỉnh tiến độ bán vốn vào thời điểm thích hợp để đảm bảo hiệu quả đồng vốn, bảo toàn tài sản nhà nước và sự an toàn cho DN.
Được biết, sau thời kỳ cổ phần hóa Sứ Hải Dương là DN được chọn để tái cơ cấu lại và bước đầu đã đạt được kết quả tốt, DN từ chỗ thua lỗ có nguy cơ phá sản chuyển sang làm ăn có lãi, nâng cao thu nhập cho người lao động, tăng thị phần tại các thị trường trọng tâm, thậm chí trong thời điểm khó khăn hiện nay vẫn kinh doanh tốt, có lãi và tăng thu nhập cho người lao động, không phải vay vốn ngân hàng. Với một lõi khá tốt nhưng DN này đang đối mặt với sự mất ổn định với các bất ổn thông tin vụn vặt, ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị DN và thương hiệu DN. Điều này, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc bán vốn nhà nước tại DN này.
Vì thế, trong các trường hợp này, giữa việc ổn định, nâng cao giá trị DN và việc bán vốn theo tiến độ hẳn phải cân nhắc để đảm bảo hiệu quả nhất. Hơn nữa, việc thoái vốn nhà nước tại DN chỉ vài chục tỷ là con số không hề trong kế hoạch chung của nhà nước nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự ổn định của DN.
Mới đây, trông hội nghị về quản lý vốn nhà nước tại DN, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đã nhấn mạnh, việc bán vốn nhà nước tại DN trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải bán cho bằng được, mà phải tính đến hiệu quả cao nhất trên cơ sở theo cơ chế thị trường, công khai minh bạch. Đại diện Bộ Tài chính nhắc lại rằng, Thủ tướng đã chỉ đạo, với các DN có lợi thế về đất đai, có tiềm năng và lợi thế phát triển thì người đại diện vốn nhà nước phải hết sức chú ý để tránh để thất thoát. Những vị trí có lợi thế đất đai thì phải xem xét hết sức thận trọng và giảm tiến độ bán vốn trong tình hình hiện nay.
Ngọc Sơn
Theo Vietnamnet