Quy định trong luật là người lãnh đạo DN lữ hành nội địa phải có 3 năm kinh nghiệm làm du lịch, nhưng xem ra, yêu cầu này cũng chưa được quan tâm nên ai cũng có thể làm được lữ hành, dẫn tới giành giật khách của nhau.
Quy định trong luật là người lãnh đạo DN lữ hành nội địa phải có 3 năm kinh nghiệm làm du lịch, nhưng xem ra, yêu cầu này cũng chưa được quan tâm nên ai cũng có thể làm được lữ hành, dẫn tới giành giật khách của nhau.
Chỉ cần đăng ký là xong
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam (VITA), cho rằng, hầu hết các điều khoản trong luật chưa có quy định gì liên quan đến lữ hành nội địa, và để làm du lịch nội địa, chỉ cần đăng ký kinh doanh là xong.
'Quy định trong luật là người lãnh đạo DN lữ hành nội địa phải có 3 năm kinh nghiệm làm du lịch, nhưng xem ra, yêu cầu này cũng chưa được quan tâm nên ai cũng có thể làm được lữ hành, dẫn tới giành giật khách của nhau. Thời gian tới, cần siết lại hoạt động kinh doanh này', ông Bình nhấn mạnh.
Tuy nhiên, dự thảo Luật Du lịch sửa đổi lại bỏ quy định về ký quỹ đối với đối tượng này khiến ông Phùng Quang Thắng (Hanoitourist) thất vọng cho rằng, điều đó đã không ràng buộc được trách nhiệm của đơn vị xin kinh doanh ngành nghề này, không sàng lọc được những công ty có năng lực đề tham gia vào hoạt động này.
Với lữ hành quốc tế, Việt Nam có khoảng 1.000 công ty. Do chạy theo lợi nhuận, chỉ 30% là kinh doanh đưa khách vào Việt Nam (inbound), còn tới 70% là kinh doanh đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài (outbound). Nhưng Luật Du lịch về cơ bản chỉ tập trung quản lý đối với loại hình inbound, chưa thể hiện sự ưu tiên đối với loại hình kinh doanh này (tương tự như ưu tiên xuất khẩu) và buông lỏng, không quản lý loại hình outbound về bảo hiểm du lịch, do chỉ quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với khách outbound, do vậy khách du lịch nội địa và inbound không kiểm soát, khi có sự cố gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người đi du lịch.
Với lữ hành quốc tế, Việt Nam có khoảng 1.000 công ty. Do chạy theo lợi nhuận, chỉ 30% là kinh doanh đưa khách vào Việt Nam (inbound), còn tới 70% là kinh doanh đưa người Việt Nam du lịch nước ngoài (outbound). Nhưng Luật Du lịch về cơ bản chỉ tập trung quản lý đối với loại hình inbound, chưa thể hiện sự ưu tiên đối với loại hình kinh doanh này (tương tự như ưu tiên xuất khẩu) và buông lỏng, không quản lý loại hình outbound về bảo hiểm du lịch, do chỉ quy định mua bảo hiểm bắt buộc đối với khách outbound, do vậy khách du lịch nội địa và inbound không kiểm soát, khi có sự cố gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người đi du lịch.
Quan điểm của cơ quan quản lý là không cấm các DN này kinh doanh khách outbound, nhưng vấn đề là phải quản lý được. Bởi hiện nay, lượng khách trong nước đi du lịch nước ngoài hàng năm là bao nhiêu Tổng cục Du lịch cũng không nắm được - ông Bình nhận xét.
Bảo vệ du khách: bị bỏ quên
Một trong những nội dung khác được rất nhiều người quan tâm là làm thế nào để bảo vệ được khách du lịch. Vấn đề mới này được coi là trọng tâm - một chương mới quan trọng trong Luật Du lịch sửa đổi.
Để các DN lữ hành kinh doanh có trách nhiệm, theo quy định họ phải ký quỹ một số tiền nhất định trong ngân hàng để giải quyết trong các trường hợp đột ngột giải thể, phá sản, tai nạn... Tuy nhiên, ông Trần Việt Di, Giám đốc Công ty du lịch Lạng Sơn, nêu vấn đề, các điểm lưu trú, khu du lịch, hãng vận chuyển... có phải ký quỹ không?
Ông Phạm Tiến Dũng đến từ một DN du lịch cũng đồng tình với ý kiến trên và cho rằng chế tài nào cho bên thứ ba như vậy khi họ cũng tham gia phục vụ khách? Theo ông Dũng, đúng là ký quỹ nhằm để bảo vệ du khách trong trường hợp DN giải thế, phá sản hay tai nạn rủi ro. Nhưng tới nay, chưa có DN nào lấy được một đồng từ 250 triệu đồng tiền ký quỹ để giải quyết khủng hoảng du lịch. Việc nâng mức ký quỹ lên 500 triệu, thậm chí cả 1 tỷ đồng chăng nữa, cũng không có nhiều ý nghĩa. Do vậy, ông Dũng cho rằng, nên bắt buộc khách mua bảo hiểm du lịch để phòng tránh rủi ro, tai nạn hay DN phá sản.
Một vấn đề nữa được ông Vũ Thế Bình xới lên là có nên lập lực lượng bảo vệ du khách không (hay còn gọi là cảnh sát du lịch), cơ quan nào đứng ra bảo vệ du khách trước những hiện tượng chặt chém, móc túi, lừa đảo... ?
Hiện nay, quản lý du lịch là liên ngành, hàng chục cơ quan Nhà nước cùng tham gia, nhưng chẳng cơ quan nào chịu trách nhiệm khi sự cố xảy ra. Ông Bình đề xuất, cần có một cơ quan đầu mối để xử lý. Hoặc đường dây nóng thì đặt ở đâu, luôn có người trực và giải quyết được mọi việc để không chỉ bảo vệ du khách mà bảo vệ cả các công ty du lịch.
Song, việc đề xuất thành lập cảnh sát du lịch lại không được nhiều đại biểu tán thành. Bản thân ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, thừa nhận, khi Tổng cục Du lịch xin ý kiến Bộ Công an thì cơ quan này không đồng ý và chỉ cho phép thành lập các đội bảo vệ du khách. Hơn nữa, nếu thành lập cảnh sát du lịch thì phải sửa đổi cả Luật Công an nhân dân.
Nguyễn Quang Lân, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Hà Nội, cho rằng không nhất thiết phải thành lập lực lượng riêng bảo vệ du khách mà nên kiến nghị giao thêm chức năng cho một số đơn vị trong ngành công an tham gia. Hơn nữa, trách nhiệm chung trong bảo vệ khách là chính quyền các địa phương, bởi tất cả các DN lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm đến... đều chịu sự quản lý của một địa phương. Nhưng ông cũng thừa nhận bản thân các địa phương, nhất là với người có kinh nghiệm quản lý ngành như ông, cơ quan du lịch địa phương đã yếu, thiếu giờ lại còn tan tác sau nhiều lần tách ra, sát nhập.
Ông Nguyễn Quốc Thành, người cũng có kinh nghiệm 5 năm làm quản lý du lịch tại Thừa Thiên - Huế, Giám đốc Công ty CP du lịch Hương Giang, cũng chung quan điểm trên. Ông lý giải, mỗi khi thanh tra chuyên ngành du lịch tiến hành kiểm tra hoạt động của các công ty lữ hành, khách sạn... đều có an ninh khu vực, cảnh sát phối hợp. Tuy nhiên, cũng cần có lực lượng chuyên trách để bảo vệ du khách trong những tình huống chặt chém, lừa đảo, trộm cắp...
Theo Datviet