Sự kiện hot
7 năm trước

Bí ẩn về gia tộc "giàu nhất Hà Nội" trong lời kể của những nhân chứng đặc biệt

Trong ký ức của nhiều người có tuổi tại khu phố cổ Hà Nội vẫn còn nhớ đến gia tộc họ Vũ, một trong những dòng họ "trâm anh thế phiệt", giàu có nhất chốn kinh kỳ xưa.

 Những lời đồn về gia tộc "giàu nhất" Hà Nội

Nằm gọn trong phu phố Hồng Phúc (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), không ai dám nghĩ đây từng là ngôi nhà của dòng họ nổi danh “địa chủ” giàu có năm xưa. Lớp sơn bạc màu, lan can hoen gỉ, ngôi nhà sập xệ nhuốm màu thời gian chính là nơi ở hiện tại của gia đình họ Vũ. 

Căn nhà nhuốm màu thời gian của gia tộc họ Vũ.


Chủ nhân của ngôi nhà này là ông Vũ Văn Quỳnh – con cháu đời thứ ba của gia tộc họ Vũ. Nói về quá khứ gia tộc của mình, ông Quỳnh từng chia sẻ trên báo đài rất nhiều chuyện khi gia đình còn trên thời kỳ vương thịnh.

Theo ông Quỳnh, gia tộc họ Vũ từng thuộc hàng giàu có nhất nhì ở khu phố cổ Hà Nội với nghề buôn bán gạo, cửa hàng của gia đình ông luôn thuộc diện ăn nên làm ra ở khu trung tâm thương mại toàn quốc này. 

Bên trong căn nhà vẫn giữ được những nét kiến trúc độc đáo một thời phù hoa quá khứ


Ông Quỳnh từng chia sẻ, ông nội của ông mất từ hồi 22 tuổi, bỏ lại bà nội cùng bốn người con ba gái một trai (người con trai chính là cụ thân sinh ra bảy anh em nhà ông Quỳnh). Cuộc sống khó khăn khi không có chồng cùng với gánh nặng 3 người con trên vai, bà nội ông Quỳnh vẫn từng ngày cố gắng làm việc, chắt bóp tiết kiệm, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Bà một mình lăn lộn với công việc hàng xáo từ quê ra Hà Nội, mới đầu vì kiếm kế sinh nhai mà bán từ gánh gạo, rổ ngô, rổ sắn,… ở khu phố phường đất Tràng An.

Ròng rã bao nhiêu năm với nghề, công việc kinh doanh ngày càng thuận lợi, phát triển thì tiền của trong nhà cứ tăng lên theo cấp số nhân. Bà vừa làm ăn vừa chăm con, các con càng trưởng thành cũng là lúc gia tộc của bà nằm trong danh sách những gia tộc giàu sang có tiếng ở vùng đất kinh kì. Trong trí nhớ trước đây của ông Quỳnh, khi đất nước có tới cả triệu người khó khăn thì mấy anh chị em trong gia đình ông đều được sống trong sung sướng, học hành đầy đủ.

Những đồ vật mà dù đã trải qua nhiều năm vẫn giữ được nét cổ kính, sang trọng hoài niệm về một thời vang bóng


Đến khi tích cóp được kha khá, bà mua đất, mua nhà ở Hà Nội. Lúc đó, ở khu phố cổ 36 phố phường, không ai là không biết đến danh tiếng một người phụ nữ ở vậy nuôi con lại trở nên lắm tiền, nhiều của như vậy. Đến năm 1930, bà đưa các con chuyển sang phố Hồng Phúc để thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Thời ấy, chỉ có những thương gia thuộc vào hàng “nhiều tiền lắm của” mới có thể chuyển đến, do con phố này có mặt tiền nằm gần chợ Đồng Xuân – trung tâm buôn bán lớn đất Hà thành với đủ các loại hàng.

Thời điểm học làm kinh doanh, bà nội ông Quỳnh bắt đầu từ những công việc làm thuê rẻ mạt, kiếm sống qua ngày. Nhưng là một người nhạy bén với thời cuộc, nắm bắt nhanh những quy luật trong buôn bán, bà dần mở rộng, phát triển việc làm ăn, lãi cứ như vậy mà sinh ra để bà từ một người bán rong hàng xáo trở thành chủ một cửa hàng lớn khu phố cổ. Bà nội ông Quỳnh mua thêm đất, xây thêm nhà ở các khu Cự Đà, Yên Phụ và Hồng Phúc. Ổn định được kinh tế, bà dành nhiều thời gian hơn chăm lo cho bốn người con, nuôi dạy các con ăn học đến nơi, đến chốn. Mọi sinh hoạt, học tập của con cái bà đều dành sự quan tâm đặc biệt nhất. Khi các con của bà đã lớn và xây dựng gia đình riêng thì việc buôn bán của bà vẫn phát triển mạnh mẽ.

Câu đối cổ vẫn là gia đình ông Bích coi là bảo vật


Vất vả từ khi xây dựng sự nghiệp cho đến lúc đã có được cơ ngơi hoành tráng, cứ nghĩ bà sẽ yên tâm mà “tiến thêm bước nữa”. Nhưng từ khi chồng mất, bà quyết tâm cả đời thủ tiết thờ chồng. Câu chuyện người phụ nữ tần tảo đến tai nhà vua, bà được nhà vua Khải Định trao tặng sắc phong gồm chiếu chỉ và biển hiệu chữ Hán “Tiết hạnh khả phong” mà nhà ông Quỳnh vẫn còn đang treo giữ. Tấm biển đã cũ, bạc màu sơn đen, thếp vàng nhưng nó vẫn mãi là một “báu vật” được gia đình ông treo giữ cẩn thận. Đây không chỉ là một tấm biển mà còn là minh chứng lịch sử cho người phụ nữ cả đời giữ trọn nghĩa với chồng, con. 

Tẩm biển "tiết hạnh khả phong" được treo uy nghi trên bức vách đã nứt.


Những ký ức vang này đã thúc đẩy PV tìm hiểu và may mắn trao đổi với ông Vũ Văn Bích – em trai ruột của ông Quỳnh, để rõ hơn những truyền kỳ gia tộc đặc biệt này.

Mở đầu câu chuyện, ông Bích cho hay: “Sự thật, nếu gọi gia tộc tôi giàu như địa chủ thì chính xác, thực chất gia đình tôi mới ở mức tiểu tư sản. Trước đây, ông bà mới chỉ được phân cho ngôi nhà này chứ không được phân xưởng hay nhà máy để đạt đến địa chủ".

Không giống như suy nghĩ của các anh chị ruột, ông Bích có phần “khiêm tốn” hơn. Mỗi khi có người truyền nhau rằng ngày xưa nhà họ Vũ là địa chủ ông chỉ biết cười trừ, phẩy tay cho qua chuyện vì ông rõ hơn ai hết gia thế dòng tộc nhà mình. 

Đối với người con út, quá khứ giàu có của gia đình chỉ dừng lại ở mức dư giả, có của ăn của để chứ còn chưa đạt tới mức địa chủ. Tất cả những tài sản mà bà nội sở hữu đều do bà nội ông cố gắng làm lụng vất vả mà có. 

“Sau khi nuôi con khôn lớn thì dần dần cụ buôn bán nhỏ mới buôn bán lớn lên xong rồi ra tậu cái nhà ngoài này thôi. Thành ra nhiều người không biết cứ chuyện nọ, chuyện kia thổi phồng lên tí. Không phải là tôi dấu giếm gì mà đúng là các cụ từ khi còn “chân đất” như thế đi buôn bán từ ngũ cốc ngô ,khoai, sắn, gạo ra ngoài này bán xong lại về rồi tích cóp mua được nhà, rồi được nhà vua sắc phong đúng thế. Nhiều người thì cứ nghĩ nhà chúng tôi là tư sản, mà tư sản thì người ta phải có nhà máy, nhà xưởng mới được coi là tư sản. Mà nhà máy nhà xưởng phải là dạng lớn, còn cái con con cũng chưa phải tư sản, địa chủ thì phải có ruộng đất, ví dụ như vài ba sào thì cũng chưa phải địa chủ mà nó phải hàng mẫu, chứ còn chuyện xã hội người ta đồn đại thì mình cũng không biết được", ông Bích cho hay.

Cuộc sống ccủa những người con thế hệ thứ 3

Quá khứ dù huy hoàng đến đâu nhưng thực tại, cuộc sống của những người con từng được cho là “ngậm thìa vàng từ trong trứng” gặp phải không ít biến cố. Thế hệ thứ ba nhà họ Vũ có bảy người con, tuy nhiên năm người đã mất, cho điện hiện tại chỉ còn hai người còn sống là ông Vũ Văn Quỳnh và Vũ Văn Bích.

“Cậu Ấm” Quỳnh của nhà ngày nào giờ đang phải sống chung với căn bệnh tuổi già, đãng trí trầm trọng. Ở cái tuổi ngoài thất thập, ông giáo già không còn nhớ gì về quá khứ vàng son của dòng họ mình.

Ông Vũ Văn Quỳnh chụp cùng cháu gái khi còn khỏe mạnh vào năm 2008


Trước đây, ông Quỳnh sống cùng em trai và em dâu là vợ chồng ông bà Vũ Văn Bảo tại ngôi nhà cổ mà cha mẹ để lại. háng 8/ 2017, em trai ông là ông Vũ Văn Bảo qua đời, chỉ còn em dâu là bà Bích cùng với người giúp việc chăm sóc cho ông. Trong kí ức của những người hàng xóm, ông Quỳnh là một nhà giáo mẫu mực, họa sĩ tài năng và sống có tiếng là “tình làng nghĩa xóm”. Đến nay, một phần vì bệnh tình trầm trọng, người nhà lại không có đủ thời gian chăm sóc nên đã đưa ông Quỳnh vào một trung tâm dưỡng lão để chăm sóc ông tốt hơn.

Em dâu ông Quỳnh là bà Bích nhiều năm sau khi về hưu, bà làm công việc bán vé vệ sinh trên tầng hai của chợ Đồng Xuân. Con cái bà đều đã trưởng thành và lập gia đình nhưng không sống cùng mẹ. Chồng mất được một thời gian, anh chồng được đưa vào viện dưỡng lão, bà ở cùng người giúp việc tại căn nhà tổ các cụ để lại ở phố Hồng Phúc. Bàn thờ được luôn được gìn giữ sạch đẹp, bài trí gọn gàng tinh tươm, nhà cửa vẫn đậm nét xưa mới thấy trọng trách của người con “thắp đèn dâng hương” trong bao nhiêu năm qua trong bà vẫn còn nguyên.

Người em trai út là Nguyễn Văn Bích hiện là người con ruột còn khỏe mạnh, minh mẫn nhất nhà họ Vũ. Ở cái tuổi 53, ông đã về hưu, sống trong căn nhà nhỏ đằng sau nhà thờ tổ với người vợ gần 30 năm nay, các con ông cũng đã khôn lớn. Nhìn người đàn ông đã đi qua nửa đời người, ăn vận giản dị, tóc đã ngả màu, những vết nhăn hằn rõ trên gương mặt khắc khổ, chẳng ai dám nghĩ đây là hậu duệ đời thứ ba của gia tộc danh giá một thời vùng đất kinh kỳ hoa lệ.

"Cậu út" Bích ngày nào đã trở thành một người đàn ông tuổi ngũ tuần


Đến thăm ngôi nhà họ Vũ gắn bó cả cuộc đời, mọi thứ trong nhà đều trở nên cổ kính. Theo lời người giúp việc, những món đồ này là từ ngày xưa thời còn các cụ, bàn thờ dòng tộc ngay ngắn được đặt nơi trang trọng nhất nhà, biển hiệu “Tiết hạnh khả phong” treo cao uy nghi, câu đối cổ ngả màu rách góc, bộ bàn ghê tróc sơn…Tất cả vẫn còn in đậm dấu ấn một thời của gia tộc họ Vũ danh giá giàu có giữa đất Hà thành.

Bài: Kiều Trang
Ảnh: Minh Phương
Theo Đời sống và Pháp luật

Từ khóa: