Sự kiện hot
9 tháng trước

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế

Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông đã tổ chức, triển khai nhiều chương trình, mô hình đồng hành cùng bà con các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới phát triển kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân vùng biên, tạo tiền đề bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Đắk Nông là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối của dãy Trường Sơn. Trung tâm tỉnh là thành phố Gia Nghĩa, nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột với chiều dài 125 km theo đường quốc lộ 14, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Nam; đặc biệt, phía Tây của Đắk Nông giáp với Vương Quốc Campuchia có đường biên giới dài khoảng 141 km.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông triển khai nhiều chương trình, mô hình đồng hành cùng bà con các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới phát triển kinh tế.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông triển khai nhiều chương trình, mô hình đồng hành cùng bà con các dân tộc trên địa bàn khu vực biên giới phát triển kinh tế.

Đây là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đắk Nông được hình thành từ đồng bào các dân tộc tại chỗ M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H'Mông...

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 1

Tỉnh Đắk Nông có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống.

Tỉnh Đắk Nông có cộng đồng dân cư gồm hơn 40 dân tộc cùng sinh sống.

Tỉnh Đắk Nông có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 7 xã ở khu vực biên giới thuộc 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút. Người dân các dân tộc trên địa bàn biên giới luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật Nhà nước; đoàn kết, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế vùng biên.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 2

Đắk Nông có 7 xã ở khu vực biên giới thuộc 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút.

Đắk Nông có 7 xã ở khu vực biên giới thuộc 4 huyện là Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil và Cư Jút.

Thiết thực mục tiêu giúp người dân vùng biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắc Nông có nhiều chương trình, mô hình đem lại hiệu quả, điển hình trao tặng bò giống cho các hộ nghèo ở 4 xã Đồn Nậm Na, Đắk Lao, Tuy Đức, CK Bu P’răng và mô hình bò giống luân chuyển ở 2 xã Đắk Tiên, Đắk Dang); Dê giống ở Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An; Gà lai chọi và heo lai giống ở Đồn Biên phòng Đăk Song.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 3

Hộ gia đình nhà ông Hà Ký Thỏ ở xã Đắk Búk So (huyện Tuy Đức) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức trao tặng bò giống, chăm sóc cho sinh sản.

Hộ gia đình nhà ông Hà Ký Thỏ ở xã Đắk Búk So (huyện Tuy Đức) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức trao tặng bò giống, chăm sóc cho sinh sản.

Phát huy hiệu quả mô hình nuôi bò nhân giống cho người nghèo của bộ đội biên phòng, hộ gia đình nhà ông Hà Ký Thỏ ở xã Đắk Búk So (huyện Tuy Đức) thuộc địa bàn Đồn Biên phòng Tuy Đức phụ trách quản lý đã phần nào vơi bớt khó khăn khi nhận nuôi một con bò, quá trình chăm sóc bò đã sinh sản được nhiều lần. Gia đình ông Thỏ nhận bò về nuôi luôn nhận được sự động viên, hướng dẫn cách chăm sóc bò tận tình của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức.

Trung tá Lưu Xuân Hồng - Chính trị viên Đồn Biên phòng Tuy Đức cho biết, gia đình ông Hà Ký Thỏ thuộc hộ gia đình khó khăn trên địa bàn Đơn vị quản lý; vợ của ông “mất” sớm; một mình nuôi 2 con mắc bệnh hiểm nghèo, cuộc sống gia đình rất khổ cực. Từ mô hình bò giống cho người nghèo, chiến sĩ của Đơn vị đã chung tay góp tiền mua bò tặng gia đình chăn nuôi để sinh sản, phát triển kinh tế gia đình, vơi bớt đi những khó khăn.

Ông Hà Ký Thỏ chia sẻ với Phóng viên về niềm vui của gia đình khi chăm sóc bò, bò mẹ đã sinh sản nhiều bê con.

Ông Hà Ký Thỏ chia sẻ với Phóng viên về niềm vui của gia đình khi chăm sóc bò, bò mẹ đã sinh sản nhiều bê con.

Chia sẻ với Phóng viên, ông Hà Ký Thỏ bày tỏ niềm vui nói: “Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Tuy Đức đã quan tâm tặng gia đình tôi một chú bò để nuôi; sau nhiều năm, con bò đã sinh sản ra nhiều chú bê con, tăng thêm nguồn thu nhập của gia đình, tôi lại càng thấy vui và hạnh phúc hơn”.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 4

Đồn Biên phòng Bu Cháp triển khai mô hình bò giống nuôi xoay vòng nhằm hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế.

Đồn Biên phòng Bu Cháp triển khai mô hình bò giống nuôi xoay vòng nhằm hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế.

Cũng từ hoạt động trao tặng bò, Đồn Biên phòng Bu Cháp triển khai mô hình bò giống nuôi xoay vòng nhằm hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn phát triển kinh tế. Triển khai mô hình, Đơn vị đã phối hợp với Ban tự quản bon (thôn, bản), chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, lựa chọn các gia đình trao 1 con bò giống; sau khi bò giống đẻ thì 6 tháng sau sẽ luân chuyển đến hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn khác; đến thời điểm hiện tại, đơn vị đã luân chuyển bò giống tới hộ gia đình thứ ba.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bu Cháp trao tặng bò cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Cán bộ Đồn Biên phòng Bu Cháp trao tặng bò cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Là Đồn nằm trên địa bàn còn nhiều khó khăn thuộc bon Đăk Huýt (xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức), khu vực đóng quân dân cư thưa thớt khi chỉ có 23 hộ dân trên tổng số 87 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ. Cùng với hoạt động hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, chiến sĩ nơi đây còn tích cực tăng gia, sản xuất nâng cao đời sống.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 5

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 6

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bu Cháp chăm sóc, thu hoạch cà phê.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bu Cháp chăm sóc, thu hoạch cà phê.

Nói về hoạt động tăng gia, sản xuất của Đơn vị, Thiếu tá Đỗ Văn Giang – Phó Chính trị viên Đồn Biên phòng Bu Cháp cho hay: “Cùng với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới trên địa bàn phụ trách, Đồn luôn chú trọng công tác tăng gia sản xuất để nâng cao đời sống cho cán bộ, chiến sĩ. Tại trại chăn nuôi của Đồn hiện đang nuôi 11 con bò, 27 con heo, khoảng 120 con gà, vịt các loại; bên cạnh công tác chăn nuôi, đơn vị cũng đang chăm sóc 3,7ha/2.200 cây cà phê...”.

Đồn Biên phòng Đắk Tiên luôn chủ động tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững...

Đồn Biên phòng Đắk Tiên luôn chủ động tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững...

Phát huy những thành tích đã đạt được, Đồn Biên phòng Đắk Tiên luôn chủ động phối hợp cùng các ban ngành, đoàn thể địa phương tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững, các chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số và người đang sinh sống, cư trú trên địa bàn khu vực biên giới hiểu rõ, ủng hộ các chủ trương dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Vườn trồng tiêu của bà con nông dân trên địa bàn thuộc Đồn Biên phòng Đắk Tiên phụ trách quản lý.

Vườn trồng tiêu của bà con nông dân trên địa bàn thuộc Đồn Biên phòng Đắk Tiên phụ trách quản lý.

Đơn vị tích cực xây dựng, phát huy vai trò lực lượng cốt cán trong đồng bào dân tộc thiểu số, phát huy hiệu quả vai trò hoạt động của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc. Vận động người dân nêu cao ý thức tự lực, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương.

Chiến sĩ Biên phòng Đắk Tiên giúp dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Chiến sĩ Biên phòng Đắk Tiên giúp dân hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Thiếu tá Phan Quý Cương – Chính trị viên Đồn Biên phòng Đắk Tiên chia sẻ: “Trong hoạt động công tác vận động quần chúng, chiến sĩ của Đơn vị thường xuyên tham gia những ngày công để giúp người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, sản xuất nông nghiệp, đặc biệt vào vụ mùa cafe hay tiêu, các chiến sĩ luôn hỗ trợ người dân thu hoạch. Đơn vị hiện nay còn tích cực tăng gia, sản xuất với khoảng 1ha trồng cafe, 2ha trồng cây mắc ca và nuôi lợn, nuôi bò...”.

Đồn Biên phòng Đắk Dang.

Đồn Biên phòng Đắk Dang.

Bộ đội Biên phòng Đắk Nông đồng hành cùng bà con các dân tộc phát triển kinh tế - Ảnh 7

Vườn chè của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắk Dang.

Vườn chè của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắk Dang.

Hỗ trợ người dân phát triển kinh tế hộ gia đình, Đồn Biên phòng Đắk Dang thực hiện mô hình giúp dân phát triển kinh tế, thường xuyên bám nắm các mô hình giúp dân để có biện pháp giúp đỡ được hiệu quả hơn như mô hình: “Bò giống xoay vòng”, “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương”, ‘Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng” và Dự án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”.

Biên phòng Đắk Nông hiện đang quản lý 2 đồn biên phòng cửa khẩu là Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu P’Răng và Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự khu vực biên giới, cùng người dân phát triển kinh tế, bộ đội biên phòng nơi đây còn tích cực hoạt động giám sát xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, hỗ trợ cư dân biên giới và doanh nghiệp thông thương với nước bạn Campuchia.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu P’Răng.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu P’Răng.

Cửa khẩu Bu P’Răng.

Cửa khẩu Bu P’Răng.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Bu P’Răng đóng quân trên địa bàn huyện Tuy Đức, cách trung tâm huyện khoảng 35 km; được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ 11 km đường biên giới. Cửa khẩu Bu P’Răng là cửa ngõ giao thông, giao thương quan trọng của tỉnh Đắk Nông với Campuchia.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Cửa khẩu Bu P’Răng luôn tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất, nhập cảnh.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng tại Cửa khẩu Bu P’Răng luôn tăng cường công tác kiểm tra giám sát hoạt động xuất, nhập cảnh.

Nông sản chủ yếu qua cửa khẩu là củ mỳ tươi.

Nông sản chủ yếu qua cửa khẩu là củ mỳ tươi.

Năm 2023, số lượng nhập cảnh qua cửa khẩu khoảng 5.173 lượt người, xuất cảnh khoảng 5.201 lượt người; hàng xuất khẩu chủ yếu là phân bón, năm 2023 xuất đi 87 tấn, nhập khẩu các mặt hàng cao su 746 tấn, điều 500 tấn, củi 505,63 tấn, củ mỳ 1.173 tấn. Trong Quý I năm 2024, số lượng nhập cảnh qua cửa khẩu khoảng 2.496 lượt người, xuất cảnh khoảng 2.534 lượt người; nhập khẩu củ mỳ tươi là 13.250 tấn, gỗ các loại 1.793 m3, củi các loại 600,48 tấn.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An đang triển khai hiệu quả mô hình “Nuôi dê luân chuyển”, giúp người dân phát triển kinh tế.

Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An đang triển khai hiệu quả mô hình “Nuôi dê luân chuyển”, giúp người dân phát triển kinh tế.

Hiện nay, Đồn Biên phòng cửa khẩu Thuận An đang triển khai hiệu quả mô hình “Nuôi dê luân chuyển”, “Ao cá kinh doanh” khi phối hợp với Hội LHPN xã Thuận An hỗ trợ kinh phí giúp đỡ 2 hộ gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn 4 con dê, đã sinh sản được 6 con dê con và tiếp tục chuyển 2 con dê giống cho 1 hộ gia đình nuôi; hỗ trợ kinh phí giúp đỡ 1 hộ gia đình hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn cải tạo hồ, mua cá giống và bước đầu có hiệu quả.

Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Đắk Peur.

Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Đắk Peur.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập cảnh.

Cán bộ, chiến sĩ biên phòng kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập cảnh.

Cùng với xây dựng các mô hình giúp người dân phát triển kinh tế, sản xuất nông nghiệp, Đơn vị còn tăng cường công tác hoạt động giám sát xuất nhập cảnh, kiểm tra phương tiện đi qua khu vực cửa khẩu Đắk Peur theo đúng quy định. Trong Quý I năm 2023 số lượng nhập cảnh qua cửa khẩu khoảng hơn 14.369 lượt người, xuất cảnh hơn 14.215 lượt người; Quý I năm 2024, số lượng nhập cảnh khoảng 33.400 lượt người, xuất cảnh hơn 33.300 lượt người.

Anh Vũ - Vũ Văn
Theo Kinh tế và Đồ uống 

Từ khóa: