Sự kiện hot
13 năm trước

Bộ TNMT vào cuộc vụ 2 triệu đồng/5000m2 đất

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) vừa cử đoàn công tác về làm việc tại tỉnh Hà Nam xung quanh vụ “Thu hồi 5.000m2 đất đền bù 2 triệu đồng”.

Ông Chu Phạm Ngọc Hiển, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) vừa cử đoàn công tác về làm việc tại tỉnh Hà Nam xung quanh vụ “Thu hồi 5.000m2 đất đền bù 2 triệu đồng”.

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm về vụ cưỡng chế hơn 5.000 m2 đất đền bù 2,2 triệu đồng ở huyện Duy Tiên. Tính ra chưa đến 500 đ/m2. Khó có thể nghĩ rằng những thành quả lao động trong ngần ấy năm của người nông dân lại rẻ rúng đến vậy.

Đoàn công tác trên gồm có 4 thành viên do ông Lê Vũ Tuấn Anh, Phó Chánh Thanh tra Bộ TNMT làm trưởng đoàn. Đoàn Công tác có nhiệm vụ kiểm tra, kết luận nội dung giải quyết khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc, đề xuất biện pháp giải quyết để Bộ TNMT báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ.


Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm về vụ cưỡng chế hơn 5.000 m2 đất đền bù 2,2 triệu đồng ở huyện Duy Tiên. Tính ra chưa đến 500 đ/m2. Khó có thể nghĩ rằng những thành quả lao động trong ngần ấy năm của người nông dân lại rẻ rúng đến vậy.

Như đã phản ánh: Sau khi tòa soạn có loạt bài viết liên quan đến việc khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc (trú tại xóm 2 thôn Lão Cầu, xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) về việc chính địa phương ra quyết định thu hồi gần 5.000m2 đất hoang hoá được ông nhận cải tạo, sản xuất ổn định gần 30 năm nhưng chỉ được đền bù có 2,2 triệu đồng, giá tiền không bằng đàn vịt hơn 5000 con ông Ngọc đang nuôi, đẻ trứng một đêm - là một sự thật đau lòng mà nhiều bạn đọc không tin nổi.

Về vụ việc trên, ngày 15/3/2012, Văn phòng Chính phủ có công văn số 1655/VPCP-KNTN gửi các Bộ ngành liên quan giải quyết việc khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc.

Cụ thể: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ kiểm tra, kết luận khiếu nại; việc giải quyết khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc và tình trạng đơn, thư khiếu nại ở xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; tổ chức đối thoại công khai; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trao đổi với PV vào ngày 6/5, ông Lê Hồng Ngọc cho biết, mặc dù đã gần 2 tháng trôi qua kể từ khi Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản trên, gia đình ông vẫn chưa hề nhận được kết quả giải quyết vụ việc. Hiện gia đình ông Ngọc đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý liên quan đến vụ việc để sẵn sàng cung cấp đến các cơ quan chức năng làm sáng tỏ vụ việc này.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 29/12/2010, Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước đã có công văn số 326/BC-TDTW gửi đồng chí Nguyễn Văn Thanh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nêu rõ: “Ngày 29/12/2010, bà Bùi Hà Huấn cùng 40 công dân của xã Ba Sao, huyện Kim Bảng; bà Nguyễn Thị Nhàn, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm; bà Phạm Thị Huệ, phường Lê Hồng Phong, TP. Phủ Lý đến khiếu nại tại Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước…

Cùng đi khiếu nại với đoàn Hà Nam còn có bà Lê Thị Anh, được bố đẻ là ông Lê Hồng Ngọc ở thôn Lão Cầu, xã Tân Tiên, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ủy quyền tiếp tục đến Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước khiếu nại sau khi nhận được văn bản số 1737/UBND-NC ngày 24/12/2010 của UBND tỉnh Hà Nam về việc trả lời khiếu nại của ông Lê Hồng Ngọc.

Bà Lê Thị Anh không đồng ý với văn bản số 1737/UBND-NC ngày 24/12/2010 và cho rằng việc UBND tỉnh trả lời gia đình ông Ngọc là đã có sự thống nhất của Đoàn công tác liên ngành gồm lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, đại diện Bộ Công an, Văn phòng Trung ương Đảng ngày 16/12/2010 về làm việc với UBND tỉnh đã gây thiệt hại đến quyền lợi gia đình bà.

Thực tế, Tổ Công tác của Thanh tra Chính phủ khi làm việc với UBND tỉnh Hà Nam ngày 16/12/2010 là kiểm tra việc giải quyết khiếu nại tố cáo phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, không đi sâu xem xét từng việc cụ thể.

Việc trả lời của UBND tỉnh Hà Nam tại văn bản số số 1737/UBND-NC ngày 24/12/2010 gửi Thủ tướng và các cơ quan Trung ương đối với vụ việc của gia đình ông Lê Hồng Ngọc là không đúng với tinh thần nội dung buổi làm việc ngày 16/12/2010 của Đoàn công tác với UBND tỉnh Hà Nam. Việc trả lời gây hiểu lầm cho các công dân làm cớ khiếu kiện”.

Để làm rõ hơn vụ việc, PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý xung quanh vụ việc này.

Chính quyền huyện Duy Tiên và tỉnh Hà Nam cho rằng khu đất mà gia đình ông Ngọc đang sử dụng là đất công ích của xã Tiên Tân là có căn cứ hay không?

UBND tỉnh Hà Nam và UBND huyện Duy Tiên cho rằng khu đất mà gia đình ông Ngọc đang sử dụng (khu đất) là đất công ích là hết sức phi lý, không có cơ sở thực tế và căn cứ pháp lý:

Về mặt pháp lý: Theo quy định của Luật đất đai năm 1993, Nghị định số 64/CP và Luật Đất đai năm 2003, gia đình ông Ngọc có đủ điều kiện được giao đất, đối với phần vượt quá hạn mức thì sẽ được cho thuê.

Bởi vì, gia đình ông Ngọc đã sử dụng khu đất ổn định, liên tục, không có tranh chấp trong gần 30 năm, từ năm 1982 đến nay; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế quyền sử dụng đất; đã xây dựng và phát triển mô hình kinh tế trang trại có hiệu quả kinh tế cao; gia đình ông Ngọc đã nhiều lần xin giao đất, để phát triển mô hình kinh tế trang trại (không được trả lời).

Do đó, việc đưa khu đất vào quỹ đất công ích là trái quy định của pháp luật, nhất là khi quỹ đất công ích của xã Tiên Tân đã quá lớn, vượt xa tỷ lệ 5% đất nông nghiệp theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai năm 1993, Điều 14 Nghị định số 64/CP và Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai năm 2003.

Về mặt thực tiễn: Trước khi thu hồi đất, UBND xã Tiên Tân và UBND huyện Duy Tiên không có bất kỳ văn bản nào khẳng định khu đất là đất công ích. Trong suốt gần 30 năm, UBND xã Tiên Tân không có Hợp đồng thuê, văn bản đầu thầu quyền sử dụng đất với gia đình ông Ngọc và gia đình ông Ngọc là người nộp thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Trong khi đó, nếu khu đất là đất công ích, thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 64/CP; Khoản 5 Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 và Khoản 2 Điều 74 Nghị định số 181/2004/NĐ – CP, UBND xã Tiên Tân phải có Hợp đồng thuê, văn bản đấu thầu quyền sử dụng đất với gia đình ông Ngọc (không quá 05 năm) và UBND xã Tiên Tân phải là người nộp thuế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Do đó, không thể có cơ sở thực tế để khẳng định khu đất là đất công ích của xã Tiên Tân.

Khi cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Ngọc, UBND huyện Duy Tiên đã tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hay chưa?

UBND huyện Duy Tiên đã không thực hiện đúng các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất đối với gia đình ông Ngọc: Không mời gia đình ông Ngọc họp dân, phát tờ kê khai, không kiểm kê, thống kê về đất và tài sản trên đất, trước khi tiến hành cưỡng chế không có quyết định cưỡng chế theo đúng các quy định tại Điều 39 Luật đất đai năm 2003 và Điều 30, Điều 31 và Điều 32 Nghị định số 69/2009/NĐ – CP.

Vì không có quyết định cưỡng chế nên UBND huyện Duy Tiên không có cơ sở hợp pháp, để tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Ngọc vào ngày 10/02/2010. Mặt khác, việc cưỡng chế thu hồi đất diễn ra vào ngày 27 tết là không phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc.

UBND huyện Duy Tiên hỗ trợ cho gia đình ông Ngọc số tiền hơn 2,2 triệu đồng, khi thu hồi 5.022m2 là có hợp lý hay không?

Khu đất có nguồn gốc là đất khó canh tác, thùng vũng nhiều, chi phí cải tạo lớn nên không ai dám nhận. Do đó, trong nhiều năm, gia đình ông Ngọc đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của, thuê người san lấp, đắp bờ giữ nước, cải tạo thành đất trồng lúa và ao thả cá, xây dựng thành công mô hình kinh tế trang trại. Do đó, khi thu hồi 5.022m2 đất, UBND huyện Duy Tiên chỉ hỗ trợ cho gia đình ông Ngọc hơn 2,2 triệu đồng là không thỏa đáng, không tương xứng với công sức, tiền của mà gia đình ông Ngọc đã phải đầu tư vào đất.

Nếu cán bộ huyện Duy Tiên thấu hiểu 28 năm lăn lộn cải tạo, phục hoá đất, và họ đặt mình vào ông Ngọc hãy đứng một buổi trưa nắng đổ lửa hay một đêm lạnh cắt da trên cánh đồng thôi, chứ chưa nói gì đến mấy chục năm ông Ngọc trần mình vật lộn với thiên nhiên, có lẽ sự việc đã được giải quyết thấu tình, đạt lý, không trở nên phức tạp như hiện nay.

Theo Dantri

Từ khóa: