Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định không có chuyện phí chồng phí khi người dân đặt vấn về việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 17/3.
Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định không có chuyện phí chồng phí khi người dân đặt vấn về việc triển khai thu phí bảo trì đường bộ trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 17/3.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng. Ảnh: VGP/Thanh Bình.
Cụ thể, tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, người dân đặt vấn đề sẵn sàng chia sẻ với Nhà nước gánh nặng về đầu tư hạ tầng giao thông nhưng cũng bày tỏ bức xúc, không đồng tình với hiện tượng phí chồng phí, cụ thể là sau khi triển khai thu phí bảo trì đường bộ, một số trạm thu phí mà Nhà nước đã nhượng quyền thu phí vẫn không được dẹp bỏ như cam kết.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết việc thu phí bảo trì đường bộ được tiến hành theo Luật Giao thông đường bộ, để bảo trì sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông. Theo Nghị định 18 của Chính phủ hướng dẫn nội dung này trong Luật Giao thông đường bộ, theo đó tất cả các trạm thu phí của Nhà nước phải dừng hoạt động.
Hiện nay, trong số 57 trạm thu phí trên cả nước thì 19 trạm thu phí của Nhà nước đã dừng việc thu phí từ 1/1/2013. Còn với 4 trạm đã được Nhà nước đồng ý chuyển quyền sở hữu cho các nhà đầu tư tư nhân. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính đang đàm phán với các nhà đầu tư, với doanh nghiệp để nhà nước mua lại các trạn thu phí này.
Tuy nhiên, việc đàm phán cần phải có thời gian và phải cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước, các cơ quan chức năng đang cố gắng hoàn thành việc này trong thời gian sớm nhất.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng nói rõ “không có chuyện phí chồng phí” bởi vì phí bảo trì đường bộ được dùng để bảo trì các công trình đường bộ được đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước, còn với các công trình BOT và được xây dựng bằng các nguồn vốn khác, các nhà đầu tư phải bỏ tiền ra đầu tư, bảo trì, sửa chữa.
Siết chặt điều kiện kinh doanh vận tải hành khách
Năm 2012, lần đầu tiên sau hơn 10 năm, số người chết do tai nạn giao thông giảm xuống dưới 10.000, tình trạng ùn tắc giao thông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, dư luận băn khoăn liệu những kết quả này có được giữ vững và phát huy hay không khi trong những tháng đầu năm 2013 đã xảy ra một số vụ tai nạn xe khách đặc biệt nghiêm trọng, số người chết vì tai nạn giao thông trong 2 tháng đầu năm đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện trường vụ tai nạn (ảnh dưới). Các nạn nhân đang được cấp cứu tại bệnh viện. Ảnh: Đình Quân..
Về vấn đề này, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết các cơ quan chức năng đã nghiêm túc phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục tình hình trên.
Ngay trong những tháng đầu năm của năm 2013 đã xảy ra một loạt tai nạn giao thông nghiêm trọng như vụ tai nạn giao thông tại Khánh Hòa làm 11 người chết. Người dân đặt câu hỏi vậy trách nhiệm của B GTVT ở đâu?
Bộ trường Đinh la Thăng đánh giá, trong năm 2012 Bộ GTVT tìm cách giảm thiểu tai nạn giao thông một cách bền vững. Tuy nhiên, thật đáng tiếc trong 2 tháng đầu năm 2013 tai nạn giao thông tăng, đặc biệt số người chết tăng. Trong đó tai nạn giao thông xe khách tăng nhiều hơn. Nguyên nhân các vụ tai nạn này có cả nguyên nhân thuộc về cơ quan quản lý nhà nước, của doanh nghiệp và cả từ phía các lái xe.
|
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết qua các phân tích thì hạ tầng giao thông không phải nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn, phần lớn tai nạn đều xảy ra ở những con đường tốt, tầm nhìn thông thoáng. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông cũng là một điểm nghẽn cần khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
|
|
Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Thứ hai siết chặt các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Hiện nay các doanh nghiệp giao thông vận tải thực hiện khoán trắng, khoán gọn doanh thu cho các lái xe. Và doanh nghiệp không có trách nhiệm gì đối với lái xe. Lái xe hoàn toàn chủ động trong hành trình của mình. Vì vậy có lái xe vượt cả quy định không được lái quá 10h trong một ngày hoặc lái quá 4h liên tục. Xảy ra tình trạng lái xe không tuân thủ luật giao thông đường bộ, phóng nhanh, giành đường, vượt ẩu
Trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước sẽ rà soát các quy định về vận tải hành khách, xem xét nâng cao hơn các điều kiện kinh doanh vận tải hành khách.
Đồng thời cơ quan chức năng sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền nâng cao ý thức người lái xe cũng như ý thức trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ để đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các công trình giao thông. Với các công trình đầu tư mới, Bộ rà soát các chủ thể tham gia như chủ đầu tư, ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu, đơn vị thi công, đơn vị nào không đủ điều kiện phải loại ra ngay.
N.C.Khanh
Theo VTV