Mặt trăng được phủ lớp bụi chứa đầy chất phóng xạ, rất độc hại cho con người, theo công bố mới đây của Đại học Tennessee (Mỹ).
Mặt trăng được phủ lớp bụi chứa đầy chất phóng xạ, rất độc hại cho con người, theo công bố mới đây của Đại học Tennessee (Mỹ).
Định cư trên mặt trăng là mục tiêu của con người trong nỗ lực đặt chân vào vũ trụ. Tuy nhiên, vệ tinh tự nhiên của trái đất không thân thiện lắm đối với con người, sau khi các chuyên gia phát hiện lớp bụi bao phủ bề mặt chị Hằng rất độc cho sức khỏe, theo Gizmodo.
Một cuộc đi bộ trong sứ mệnh Apollo 16 - Ảnh: NASA
Các nhà nghiên cứu của Đại học Tennessee đã lật lại hồ sơ của chuyến du hành đầu tiên đưa con người bước lên bề mặt mặt trăng.
Lúc đó, phi hành gia Neil Armstrong của Mỹ đã lưu ý rằng: các nhà du hành trên tàu Apollo đã báo cáo những hiệu ứng không mong muốn ảnh hưởng cho da, mắt và đường khí quản khi tiếp xúc với bụi dính trên bộ đồ bảo vệ.
Trước đây, con người bỏ ra tổng cộng 2 đến 3 ngày trên mặt trăng, và thường ở trong phi thuyền hoặc chui vào các bộ đồ bảo vệ chật căng.
Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu dài, các chuyên gia cho rằng việc hít phải bụi mặt trăng có thể hủy hoại sức khỏe phi hành gia, dù họ có mặc đồ du hành hay không, do bụi cứ bám trên quần áo trong các chuyến đi bộ.
Khi lọt vào phổi, bụi mặt trăng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn, khiến khí quản bị viêm và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư.
Các chuyên gia dự đoán chuyện đi bộ trên bề mặt mặt trăng không thể nào là kế hoạch lâu dài cho các sứ mệnh tương lai.
Hạo Nhiên
Theo Thanhnien