Xu thế này cho thấy khi kinh tế châu Á chưa hoàn toàn tách rời khỏi nền kinh tế các nước phương Tây, thị trường vốn và ngân hàng cũng như vậy.
Xu thế này cho thấy khi kinh tế châu Á chưa hoàn toàn tách rời khỏi nền kinh tế các nước phương Tây, thị trường vốn và ngân hàng cũng như vậy.
Các công ty châu Á nhận ra chi phí huy động tiền trong khu vực, đặc biệt vốn huy động bằng đồng USD, đã tăng liên tiếp ngay cả khi có được xếp hạng tín dụng cao, còn đối với các công ty có xếp hạng tín dụng hạng “junk”, thị trường tín dụng gần như đã đóng cửa với họ từ cuối tháng 6/2011.
Các công ty châu Á huy động vốn ngày một khó
Dù mức độ căng thẳng của vấn đề khác nhau với từng nước trong khu vực, xu thế này cho thấy khi kinh tế châu Á chưa hoàn toàn tách rời khỏi nền kinh tế các nước phương Tây, thị trường vốn và ngân hàng cũng như vậy.
Xét đến yếu tố bất ổn đang khiến thị trường Mỹ và châu Âu căng thẳng, thanh khoản của các ngân hàng đang sụt giảm, ngoài ra các ngân hàng đầu tư rút bớt tiền khỏi trái phiếu tại châu Á. Thiếu vốn, chắc chắn tăng trưởng kinh tế tại châu Á chịu ảnh hưởng tiêu cực và hạn chế dòng vốn vào châu Á.
Ông Ronan McCullough, giám đốc điều hành tại Morgan Stanley ở Hồng Kông, nhận xét: “Chênh lệch lợi suất trái phiếu so với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ đã tăng nhanh chóng. Từ đầu tháng 8/2011 đến nay, thị trường chưa chứng kiến đợt phát hành trái phiếu nào lớn. Châu Á vẫn dễ chịu tác động từ biến động của dòng vốn đầu tư toàn cầu.”
Ví dụ, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc phát hành trái phiếu ra thị trường vào cuối tháng 9/2011, đợt phát hành trái phiếu bằng đồng USD đầu tiên trong nhiều tuần. Thế nhưng bất chấp vị thế hàng đầu của mình, lợi suất trái phiếu USD của ngân hàng vẫn cao hơn 2,5 điểm phần trăm so với lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, mức lợi suất cao hơn tận 1 điểm phần trăm so với mức trước đó chỉ vài tháng.
Xu thế này không khỏi khiến người ta bất ngờ. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính châu Á cách đây hơn 1 thập kỷ, chính phủ các nước trong khu vực duy trì thặng dư thương mại và có dự trữ lớn. Hơn thế nữa, tiềm lực vốn của nhóm ngân hàng khu vực khá tốt.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nguồn cung USD đang hạn chế bởi tiền gửi tại Mỹ tăng chậm. Nhiều ngân hàng khu vực, đặc biệt ngân hàng đến từ châu Âu và ngân hàng địa phương không có hệ thống chi nhánh để huy động tiền gửi chi phí thấp, phải chấp nhận chi phí huy động vốn bằng USD tăng cao.
Đình Hảo
Theo TTVN