Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong quý 2/2022, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 1.148 tỷ đồng, giảm 5%, lợi nhuận gộp giảm 9,5% về 205 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính tăng 81% lên 17,88 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng 44% lên 17,89 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng tăng 12% lên 101 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Sau cùng, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 84 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Cao su Đà Nẵng cho biết thêm nguyên nhân lợi nhuận giảm trong quý 2/2022 do ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh và kinh tế chính trị thế giới biến động, giá xăng dầu tăng cao, tình hình tiêu thụ sụt giảm, các chi phí đầu vào tăng làm lợi nhuận giảm.
Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Cao su Đà Nẵng ghi nhận doanh thu đạt 2.432 tỷ đồng, tăng 15% và lợi nhuận sau thuế đạt 150 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước.
Điểm đáng lưu ý, trong 6 tháng đầu năm, Công ty đã ghi nhận 10,1 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện; 4,6 tỷ đồng lỗ chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư cuối kỳ.
Trong năm 2022, Cao su Đà Nẵng đặt kế hoạch doanh thu thuần 4.428 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 256 tỷ đồng, lần lượt tăng 1% và giảm 12% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 59% kế hoạch lợi nhuận năm.
Thông tin từ Hiệp hội Các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) cho hay, việc nới lỏng các hạn chế liên quan đến đại dịch Covid-19 như mở lại biên giới của một số quốc gia và nối lại các hoạt động kinh tế sẽ góp phần đáng kể vào sự phục hồi nhu cầu cao su trong năm 2022.
ANRPC dự báo, mức tiêu thụ cao su toàn cầu năm 2022 sẽ tăng 4-5% so với năm 2021. Ngoài việc nguồn cung thiếu hụt, giá dầu đi lên cũng kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp. Vì vậy, triển vọng ngành cao su toàn cầu trong năm 2022 sẽ rất sáng, giá bán sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.
Cùng với nhu cầu nhập khẩu cao su của các thị trường lớn như Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, dự báo tiếp tục xu hướng tăng nhờ kinh tế ở các thị trường này đang dần hồi phục sẽ là tín hiệu lạc quan cho việc xuất khẩu cao su Việt Nam.
Còn theo dự báo của Tổng cục Cao su Ấn Độ, trong năm 2022, sản lượng cao su thiên nhiên của nước này chỉ đạt 800.000 tấn trong khi nhu cầu tiêu thụ lên tới 1.240.000 tấn. Như vậy, Ấn Độ cần nhập khẩu 440.000 tấn cần nhập khẩu.
Do nhu cầu nhập khẩu cao su của Ấn Độ tăng cao nên trong năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu sang Ấn Độ 119.000 tấn cao su, trị giá 212 triệu USD, tăng tới 93,9% về lượng và 138,1% về trị giá.
Hồ Quân
Theo KTDU