Sự kiện hot
12 năm trước

Cây di sản Việt Nam ở đền Quán Đôi

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa phối hợp với UBND phường Nghĩa Đô cùng Ban Quản lý di tích đền Quán Đôi tổ chức lễ công nhận cụm 3 cây (cây đa, cây si, cây đại tại đền Quán Đôi) là cây Di sản Việt Nam. Đây là cụm cây cổ thụ đầu tiên của quận Cầu Giấy được công nhận danh hiệu cao quý này, đưa tổng số cây Di sản của Hà Nội lên 66 cây.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa phối hợp với UBND phường Nghĩa Đô cùng Ban Quản lý di tích đền Quán Đôi tổ chức lễ công nhận cụm 3 cây (cây đa, cây si, cây đại tại đền Quán Đôi) là cây Di sản Việt Nam. Đây là cụm cây cổ thụ đầu tiên của quận Cầu Giấy được công nhận danh hiệu cao quý này, đưa tổng số cây Di sản của Hà Nội lên 66 cây. 

Cây đại hoa trắng nằm sát vị trí bên trái đền Quán Đôi trên 200 tuổi, có chu vi 1,2m, cao 10m. Đây là cây gỗ nhỡ thân sần sùi, có mủ trắng, mang nhiều cành mập. Lá cây mọc so le, phiến to hình trứng ngược thuôn, màu xanh bóng, có mũi ngắn không lông hoặc ít khi có lông ở mặt dưới; gân nổi rõ. Cây thường được trồng ở các đình chùa, công viên. 

Cây đại hoa trắng

Cây sanh nằm ngay vị trí trước đền Quán Đôi trên 100 tuổi, có chu vi tổng (bao gồm toàn bộ rễ phụ) 34m, chu vi thân chính 2m, cao 13m. Đôi khi từ rễ phụ mọc thành hàng chục thân mới, như một khu rừng nhỏ. Cây có dáng đẹp, dễ uốn tỉa nên được trồng lấy bóng mát và đặc biệt làm cây thế cây cảnh.

Cây sanh

Cây đa lông nằm ở vị trí bên trái trước đền Quán Đôi, trên 150 tuổi, có chu vi 6,4m cao 25m. Cây tái sinh bằng hạt và chồi, phân bố hầu hết các vùng miền ở Việt Nam. Cây có dáng đẹp dễ trồng; lớn nhanh, tuổi thọ cao nên thường được trồng tại đình, chùa hoặc nơi công cộng để lấy bóng mát.

Gốc cây đa lông

Hiện nay cả ba cây được ban quản lý, chính quyền và nhân dân địa phương đặc biệt quan tâm chăm sóc, bảo tồn cùng quần thể khu di tích.

Hồ Sĩ Tá
Theo Tapchidulich

Từ khóa: