Sự kiện hot
13 năm trước

Châu Âu 2012: Chông gai ngập lối

Năm 2011 đã qua đi với thật nhiều chông gai, vật lộn. Chào đón một năm mới, người ta nhìn về phía trước với nhiều hi vọng hơn, nhưng với châu Âu thì khác. Họ vẫn tiếp tục đối mặt với những thử thách, gian nan mới. Lãnh đạo các nước trong khu vực cũng bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn phải đối mặt trong năm 2012.

Năm 2011 đã qua đi với thật nhiều chông gai, vật lộn. Chào đón một năm mới, người ta nhìn về phía trước với nhiều hi vọng hơn, nhưng với châu Âu thì khác. Họ vẫn tiếp tục đối mặt với những thử thách, gian nan mới. Lãnh đạo các nước trong khu vực cũng bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn phải đối mặt trong năm 2012.

Biến động tiêu cực của thị trường tài chính cộng với những vòng luẩn quẩn của các hội nghị thượng đỉnh là tâm điểm chú ý trong năm 2011. Năm nay, 2012 có lẽ sẽ khó mang lại sự hài lòng cho hàng triệu người dân châu Âu.

Trong suốt năm 2011, lãi suất trái phiếu, xếp hạng tín dụng, đổ vỡ tín dụng là những đề tài nóng hổi hàng ngày khi mà cuộc khủng hoảng khu vực đồng Euro vượt ngoài tầm kiểm soát.

Các nhà lãnh đạo khu vực châu Âu chú trọng đến thị trường trái phiếu và việc cắt giảm chi tiêu công hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó việc giữ vững vị trí xếp hạng tín dụng lại trở thành nhiệm vụ trung tâm của của nhiều nước.

Tuy nhiên, giảm bớt tình trạng bất ổn tại khu vực đồng Euro bằng việc cải thiện những con số trên màn hình hiển thị chứng khoán chỉ là là chiếc mặt nạ để che giấu đi một thực tế là hàng triệu người dân đang phải đối mặt với một "cuộc sống thực" hết sức khó khăn.

Chính sách thắt lưng buộc bụng được thực hiện một cách đồng loạt đã đưa khu vực Euro lâm vào một cuộc suy thoái mới. Năm 2012, các quốc gia khu vực cũng sẽ phải đối mặt với thực tế này, cộng với đó là vấn đề việc làm cho hàng triệu người dân.

Cũng không có gì là lạ về làn sóng giận dữ của người dân trước những thất bại của các nhà hoạch định chính sách, của những thỏa thuận giải quyết cuộc khủng hoảng. Tổ chức lao động quốc tế cảnh báo năm 2012 sẽ tiếp tục là một năm mà sự tức giận của người dân trở nên gay gắt. Họ bất mãn về một thực tế là gánh nặng của cuộc khủng hoảng trong khu vực không được chia sẻ một cách công bằng. Nếu như thế giới không phải đối mặt với một cuộc suy thoái mới thì sẽ phải mất ít nhất 5 năm nữa thì tình hình lao động mới được cải thiện về mức trước khủng hoảng.

Thanh niên là những người gánh chịu trực tiếp hậu quả của cuộc khủng hoảng. Tại Tây Ban Nha tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới con số 45%, trong khi đó tại Hi Lạp là 42,9%,  Ireland là 29,8%.  Đây thực sự là một vấn đề nan giải.

Các nhà lãnh đạo châu châu Âu mong muốn có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng nợ cũng như những bế tắc của thị trường tài chính bằng việc đưa ra một "hiệp ước tài chính" mới vào tháng trước. Theo đó các quốc gia phải thực hiện một cách nghiêm túc các quy định về ngân sách quốc gia.

Tuy nhiên, nếu giả sử chương trình được hoàn thiện thì các nền kinh tế châu Âu cũng sẽ phải đối mặt với một thời gian dài trong tình trạng "chênh vênh".

Hệ thống tài chính của châu Âu cũng đang trong tình trạng mắc kẹt, khi các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tiền. Ngay cả khi các biện pháp khẩn cấp được thực hiện như khoản cho vay lãi suất thấp 500 tỷ Euro của ngân hàng Trung ương châu Âu, thì các ngân hàng vẫn phải vật lộn với những khó khăn về tài chính.

Khó khăn chồng chất khó khăn khi việc thu hẹp tín dụng ngày càng tăng cường. Ngân hàng không vay được tiền nên không có vốn giải ngân cho các doanh nghiệp...kinh tế vì thế mà càng khó khăn.

Nhiều người lo ngại nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với một "thập kỷ mất mát" tương tự như giai đoạn trì trệ và giảm phát kéo dài tại Nhật Bản những năm đầu 1990.

Triển vọng ảm đạm bao trùm nền kinh tế. Các nhà lãnh đạo các nước trong khu vực cũng bày tỏ sự lo ngại về những khó khăn phải đối mặt trong năm tới, 2012.

Thủ tướng Đức Angela Merkez cảnh báo năm 2012 thậm chí còn là một năm nhiều khó khăn và thách thức hơn năm vừa qua. Bà cho biết, châu Âu đang trải qua giông tố lớn nhất trong vòng nhiều thập kỷ qua. Và rất có thể cuộc khủng hoảng sẽ khắc nghiệt hơn trong thời gian tới.

Thủ tướng Hi Lạp, ông Lucas Papademos cho biết nước này sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp thắt lưng buộc bụng. Trong khi đó tổng thống Giorgio Napolitano khẳng định Hi Lạp phải chấp nhận những sự lựa chọn nếu nếu muốn nhận được các khoản cứu trợ, muốn tránh khỏi nguy cơ sụp đổ tài chính. Mặc dù thực tế hiển hiện người dân sẽ gặp nhiều khó khăn nếu chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt chi tiêu .

Trong khi đó, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy kêu gọi người dân hãy can đảm đối mặt với những thử thách phía trước.Cuộc khủng hoảng chưa từng có kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 vẫn chưa kết thúc.

Tăng trưởng ì ạch là tình trạng chung của một loạt các quốc gia châu Âu. Trong khi đó chính phủ các nước lại bị đặt dưới sức ép cắt giảm chi tiêu. Điều này càng làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế mới vào năm 2012.


Theo VEF

Từ khóa: