Sự kiện hot
13 năm trước

Châu Âu kêu gọi Trung Quốc giúp đỡ tài chính

Một ngày sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra kế hoạch cuối cùng trong nỗ lực cứu vớt châu Âu, các quan chức hàng đầu đã mở một cuộc đàm phán với Trung Quốc trong một nỗ lực lôi kéo đầu tư hàng chục tỷ đô la tiền mặt.

 Một ngày sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra kế hoạch cuối cùng trong nỗ lực cứu vớt châu Âu, các quan chức hàng đầu đã mở một cuộc đàm phán với Trung Quốc trong một nỗ lực lôi kéo đầu tư hàng chục tỷ đô la tiền mặt.

Đây có lẽ là cơ hội lớn nhất của Trung Quốc sử dụng sức mạnh tài chính để cho cả thế giới phương Tây biết tiềm lực của mình.

Trung Quốc được cho rằng vẫn đòi hỏi những sự nhượng bộ đáng kể, bao gồm cả việc đảm bảo tài chính và hạn chế về những gì Bắc Kinh xem như là các chính sách thương mại có sự phân biệt đối xử, trong việc trao đổi bất kỳ sự đầu tư nào vào quỹ bình ổn khẩn cấp của châu Âu.

Quỹ dự trữ ngoại hối khổng lồ của Trung Quốc có giúp gì được châu Âu?

Người đứng đầu quỹ cứu trợ, ông Klaus Regling, đã đưa ra một sự hồi âm đầy thận trọng trước các quan chức của Trung Quốc trong chuyến thăm Bắc Kinh hôm thứ Sáu vừa qua, và ông cho rằng ông không mong đợi tiến tới một thỏa thuận đầu tư quá sớm với Trung Quốc.

Ông Zhu Guangyao, thứ trưởng Bộ tài chính của Trung Quốc nói: Trung Quốc – cũng giống như phần còn lại của thế giới – vẫn đang chờ đợi châu Âu đưa ra một kế hoạch chi tiết về việc quỹ cứu trợ tài chính châu Âu (EFSF) sẽ hoạt động như thế nào và mang lại hiệu quả ra sao trước khi quyết định Trung Quốc có tham gia hay không.

Quả thực, nếu như Trung Quốc tham gia vào quỹ cứu trợ châu Âu để ổn định cuộc khủng hoảng nợ công, họ sẽ cho thấy bước tiến dài trên vũ đài thế giới của nền kinh tế Trung Quốc và đánh dấu một quyền lực mới, một vai trò mới như là một siêu cường kinh tế sánh ngang với Mỹ.

Ông Arvind Subramanian, một học giả cao cấp của Viện nghiên cứu tài chính quốc tế Peterson tại Washington cho rằng, sự yêu cầu giúp đỡ của châu Âu là một dấu hiệu khác cho thấy rằng Trung Quốc đã là một cường quốc vượt trội trên toàn cầu.

Châu Âu đã hướng tới Bắc Kinh và các nền kinh tế thị trường mới nổi khác trong việc xem xét đầu tư vào quỹ hỗ trợ cho 17 quốc gia sử dụng đồng euro. Những quốc gia đầu tư khác lại đưa ra sự chỉ trích cho rằng châu Âu đã tạo nên một bức tường lửa về tài chính lên tới 1,4 nghìn tỷ đô la trong việc chống lại cuộc khủng hoảng nợ tại châu Âu. Việc này đã tàn phá các quốc gia khác, trong đó có cả Italia và Tây Ban Nha.

Trung Quốc có 3,2 nghìn tỷ đô la trong quỹ dự trữ ngoại hối, lớn hơn nhiều so với quỹ dự trữ ngoại tệ lớn nhất trên thế giới, và họ cần tìm một nơi để sử dụng chúng, một bước đi có thể chấm dứt tình trạng lạm phát trong nước và nâng thêm giá trị của đồng tiền Trung Quốc. 

Chỉ vài giờ sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu đưa ra kế hoạch quan trọng của mình, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã gọi điện cho Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào để nói rằng châu Âu vẫn đang tìm kiếm tiền mặt và vận động Bắc Kinh đóng một “vai trò chính” để giúp đỡ châu Âu thoát khỏi cơn khủng hoảng.   

Kể từ cuộc khủng hoảng tồi tệ tại châu Âu hai năm trước đây, các nhà lãnh đạo trong khu vực thêm một lần thận trọng về sự ảnh hưởng của Trung Quốc và trải thảm đỏ với hy vọng rằng Trung Quốc sẽ là vị cứu tinh cho “các nền kinh tế ốm yếu” của mình. Trung Quốc đã sẵn sàng đưa ra những thỏa thuận để mở rộng dấu chân của mình tới các quốc gia Tây Âu như Italia và Tây Ban Nha.

Giờ đây, các công ty của Trung Quốc đang vận hành những cảng tàu lớn nhất tại Hi Lạp. Họ sở hữu những con đường cao tốc và các hạng mục cơ sở hạ tầng trọng yếu khác, và đang nắm bắt những chiến lược kinh doanh khác để bám chặt sự hiện diện của mình trên mảnh đất châu Âu.

Tuy nhiên, nền kinh tế của bản thân Trung Quốc cũng đang phát triển chậm, đang có những lo lắng dần hiện hữu về lạm phát và tình trạng bong bóng. Biểu đồ thu nhập giữa người giầu và người nghèo đang được nới rộng tạo nên những thách thức đối với các nhà lãnh đạo tại Bắc Kinh.

Nhiều người lo ngại nền kinh tế Trung Quốc chỉ là nền kinh tế bong bóng

Các công dân của Trung Quốc đang thể hiện sự giận dữ của mình trên mạng Internet về sự đầu tư của chính phủ vào các quốc gia châu Âu như Tây Ban Nha, Hi Lạp và Italia trong khi mức thu nhập bình quân của người dân Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với các nước này. Điều này có nghĩa là các quan chức của Bắc Kinh có thể đối mặt với sự giận dữ của công luận nếu như họ tiếp tục đổ tiền của vào để cứu giúp các ngân hàng hoặc các quốc gia châu Âu.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, việc đưa tay cứu vớt châu Âu có thể sẽ là một cơ hội vàng để Trung Quốc khẳng định sự ảnh hưởng về sức mạnh chính trị và tài chính của mình, tạo ra sự cân bằng hơn về hình ảnh giữa“những người khổng lồ” trong đại lục.

Bằng các lập luận của mình về sự ràng buộc của Trung Quốc với châu Âu, các nhà lãnh đạo châu Âu vẫn đang hy vọng Trung Quốc đưa tay kéo châu Âu ra khỏi hố sâu của cuộc khủng hoảng.

Chí Thành
Theo Nguoiduatin

Từ khóa: