Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường!

Vừa qua, với ý chí quyết tâm, tinh thần dũng cảm, không ngại khó, ngại khổ,  Đại úy, quân nhân chuyên nghiệp Lê Trọng Nghĩa (bác sĩ thuộc khoa phục hồi chức năng Bệnh viện quân y 354, Tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam) cùng đoàn công tác cứu hộ, cứu nạn đã tham gia cứu hộ, cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ sau trận động đất kinh hoàng ngày 6-2. Đi đến đâu, anh và đồng đội của mình cũng đều nhận được tình cảm và lòng biết ơn của người dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Đại úy, quân nhân chuyên nghiệp Lê Trọng Nghĩa (bác sĩ thuộc khoa phục hồi chức năng Bệnh viện quân y 354, Tổng cục Hậu cần) là một trong những chiến sĩ trẻ tham gia đoàn. Cách đây 2 năm anh từng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc với vai trò là bác sĩ mũ nồi xanh ở Bệnh viện dã chiến cấp 2 của Việt Nam tại phái bộ UMISSS (Cộng hòa Nam Sudan).

Đây là lần thứ hai anh lên đường thực hiện nhiệm vụ quốc tế, nhưng lần này khác hẳn lần trước. Anh chia sẻ: "Đêm qua tôi rất bất ngờ khi được thủ trưởng, Phó Giám đốc của Bệnh viện 354 giao nhiệm vụ trực tiếp. Tôi luôn xác định mình là người lính, đảng viên sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Tổ quốc giao cho".

Khi xem hình ảnh các nạn nhân trên tivi, YouTube, nhìn thấy có các trẻ em tuổi nhỏ như con mình, anh không khỏi xót xa. Nhiệm vụ của chiến sĩ quân y là hồi sức cấp cứu trong phòng ICU của bệnh viện dã chiến nơi xảy ra thảm họa. Anh cho biết, khi sang đó sẽ cố gắng hết sức để cứu chữa, làm sao cứu được nhiều người nhất có thể.

Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường!

Đêm trước khi nhận được lệnh từ Ban Giám đốc bệnh viện, hai vợ chồng anh Nghĩa chuẩn bị đồ đạc ngay. "Tôi còn chưa kịp điện về cho bố thì bố đã trực tiếp gọi lên và động viên. Ông nhắn nhủ tôi, đây là nhiệm vụ của tổ chức, con phải chấp hành", anh chia sẻ.

Từng có 2 năm làm việc tại phái bộ của Liên Hợp Quốc, anh Nghĩa cho biết, bản thân sẽ sớm thích nghi khi đến Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, anh hiểu thời tiết "lục địa già" đang trong mùa đông giá rét nên rất khắc nghiệt. Áo bông, mũ, chùm tai, miếng dán giữ nhiệt, gừng, quế... là hành trang anh mang theo trong chuyến công tác lần này.

Theo trang Sozcu của Thổ Nhĩ Kỳ, vào lúc 20 giờ 4 phút (giờ địa phương), trận động đất đầu tiên mạnh 6,4 độ richter với tâm chấn là vùng Defne; 3 phút sau, trận động đất thứ hai mạnh 5,8 độ xảy ra ở vùng Samandag, đều thuộc Hatay.

Hai trận động đất được xác định xảy ra ở độ sâu gần 17km, phá hủy các tòa nhà đang nghiêng, nứt do trận động đất trước đó gây ra ở Antakya. Thậm chí, động đất cũng gây rung chấn ở các nước láng giềng như Lebanon, Syria và Cyprus.

Mới đầu qua đất nước bạn, thời tiết rất khắc nghiệt, anh em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, bản thân anh cũng như các thành viên trong Đoàn đã cố gắng thích nghi với mục tiêu duy nhất đó là hoàn thành tốt công việc, trọng trách được giao. Việc phối hợp với các lực lượng cứu hộ khác tìm thấy một nạn nhân còn sống sót, là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc của các thành viên trong Đoàn lên rất cao và dường như mọi khó khăn ban đầu đã tan biến.

Theo Đại úy, quân nhân chuyên nghiệp Lê Trọng Nghĩa, mọi người bắt đầu công việc tìm kiếm nạn nhân từ từ 8h sáng đến 22h đêm, sau đó tranh thủ nghỉ ngơi để lại tiếp tục công việc vào ngày hôm sau. “Đối với bản thân mình đã vận dụng hết những kiến thức, kỹ năng, nội dung đã được học, trải nghiệm và sức trẻ của mình để cứu chữa, làm sao cứu chữa nhiều nhất cho người dân nước sở tại" - Đại úy Nghĩa cho hay.

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 1

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 2

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 3

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 4

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 5

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 6

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 7

Ngày 20-2, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đến thăm hai tỉnh Hatay và Kahramanmaras để đánh giá thiệt hại cũng như các nỗ lực cứu hộ và cứu trợ thảm họa động đất.

Tại Hatay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp gỡ các đội cứu hộ quốc tế, trong đó có đoàn cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam.

Ông Selman otủrk, người dân Thổ Nhĩ Kỳ, đã nghẹn ngào liên tục nói lời cảm ơn tới các cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông nêu rõ: "Cảm ơn các bạn rất nhiều, cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng chúng tôi, chia sẻ cùng chúng tôi vượt qua thời khắc khó khăn này. Trân trọng cảm ơn!".

May mắn sống sót sau trận động đất kinh hoàng có độ lớn 7,8 ngày 6-2, ông Zakaria luôn đau đáu việc tìm kiếm những người thân yêu của mình dưới đống đổ nát. Những rung chấn mạnh của trận động đất kinh hoàng cùng hình ảnh người thân có thể còn kẹt dưới đống đổ nát luôn hiện hữu trong tâm trí ông kể từ khi may mắn thoát ra khỏi nhà. Do đó, ông Zakaria rất biết ơn khi lực lượng cứu hộ, cứu nạn Việt Nam có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng hành cùng chính phủ và người dân nước ông tìm kiếm các nạn nhân của trận động đất. Ông Zakaria nói: "Cảm ơn người dân và quân đội Việt Nam đã giúp chúng tôi tìm kiếm những người thân trong gia đình đang mắc kẹt trong đống đổ nát. Chúng tôi đã mất hết tất cả. Cảm ơn các bạn Việt Nam".

Được biết, chiều ngày 23-2, sau khi kết thúc hoạt động hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất, lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam gồm 76 cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã về đến Việt Nam. Máy bay chở đoàn từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội).

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 8

Chiến sĩ tham gia cứu hộ cứu nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ: Là người lính, tôi sẵn sàng lên đường! - Ảnh 9

Anh Nghĩa cho hay, đi tới đâu, Bộ đội Cụ Hồ cũng đều được người dân vỗ tay hoan nghênh, họ đặt tay lên ngực trái để bày tỏ lòng trân quý. Cả 4 chuyến bay, cơ trưởng đều phát đi thông điệp cảm ơn Đoàn bằng 2 thứ tiếng, Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Anh, riêng máy bay Airbus A380 bay thẳng Hà Nội - Istanbul và chiều ngược lại Cơ trưởng translate sang cả tiếng Việt. Phi hành đoàn và hành khách đều nhiệt liệt vỗ tay.

Quốc Tuấn

Theo: https://kinhtedouong.vn/chien-si-tham-gia-cuu-ho-cuu-nan-tai-tho-nhi-ky-la-nguoi-linh-toi-san-sang-len-duong-94335.html

Từ khóa: