Sự kiện hot
13 năm trước

Chứng khoán thế giới diễn biến trái chiều

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (vào rạng sáng 23.6, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới ghi nhận những diễn biến trái chiều trên các khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ. Biên độ biến động của các chỉ số chứng khoán trong phiên này không quá lớn.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (vào rạng sáng 23.6, giờ VN), thị trường chứng khoán thế giới ghi nhận những diễn biến trái chiều trên các khu vực châu Á, châu Âu và Mỹ. Biên độ biến động của các chỉ số chứng khoán trong phiên này không quá lớn.

Châu Âu: Phiên giảm thứ 2 liên tiếp / Châu Á: Tăng giảm đan xen

Trong phiên cuối tuần, bất chấp việc hãng định mức tín nhiệm Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của 15 ngân hàng hàng đầu thế giới, trong đó có nhiều tên tuổi lớn của Mỹ, cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng tại Mỹ vẫn tiếp tục tăng điểm, từ đó giúp các chỉ số chứng khoán trên Phố Wall tăng nhẹ phiên cuối tuần.

Ghi nhận tại thời điểm chốt phiên 22.6, chỉ số thị trường S&P 500 tăng 0,7%, lên thành 1.335,02 điểm. Dow Jones Industrial tăng 0,5%, lên thành 12.640,78 điểm. Nasdaq Composite tăng 1,2%, chốt phiên cuối tuần ở mức 2.892,42 điểm.

Tuy nhiên, tổng kết trong tuần này, các chỉ số lại ghi nhận sự giảm nhẹ: S&P 500 giảm 0,6% sau khi đã tăng tới 5,1% trong 2 tuần trước đó; Dow Jones giảm 1%.

Một số cổ phiếu tăng giá điển hình trong phiên này có thể kể như: cổ phiếu Morgan Stanley, một trong 2 đại gia ngân hàng Mỹ bị hạ liền tới 2 bậc tín nhiệm, đã tăng 1,3%; cổ phiếu Bank of America tăng 1,5%; JPMorgan Chase tăng 1,4%. Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng 1,5%, dẫn đầu 24 nhóm ngành nhỏ đóng góp vào S&P 500.

Toàn bộ 10 nhóm ngành chính đóng góp vào S&P đều tăng điểm trong phiên này, dẫn đầu là cổ phiếu công nghiệp, cổ phiếu của các công ty dịch vụ y tế và cổ phiếu tài chính. Cổ phiếu Facebook tăng thêm 3,8% trong phiên cuối tuần này lên mức 33,05 USD/CP.

Phố Wall tăng điểm bất chấp quyết định mạnh tay của Moody’s đối với ngành
ngân hàng - Ảnh: Reuters

* Trong khi đó, tại châu Âu, thị trường chứng khóan ghi nhận phiên giảm thứ 2 liên tiếp mà nguyên nhân chủ yếu do chỉ số niềm tin kinh doanh của Đức giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 2 năm qua.

Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm 0,7% trong phiên này. Tuy nhiên, tổng kết tuần, STXE 600 vẫn duy trì đựợc mức tăng 1%.

Ghi nhận trên các thị trường thành viên: Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,95%, xuống còn 5.513,69 điểm; CAC 40 của Pháp giảm 0,75%, chốt phiên cuối tuần ở mức 3.090,9 điểm; DAX của Đức xuống còn 6.263,25 điểm, giảm 1,26% so với phiên trước đó.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng 1,52%; FTSE MIB của Ý giảm 0,65%.

* Tại châu Á, phiên giao dịch cuối tuần (kết thúc chiều 22.6, giờ VN) ghi nhận chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 1,2%, xuống mức thấp nhất kể từ 15.6. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ 0,3%, xuống còn 8.798,35 điểm; HSI của Hồng Kông giảm 1,4%, chốt phiên ở mức 18.995,13 điểm.

Tổng kết tuần này, các chỉ số chứng khoán tại khu vực châu Á ghi nhận sự tăng giảm đan xen: Nikkei 225 tăng tổng cộng 2,7% trong khi HSI lại giảm nhẹ 1,2%; S&P/ASX 200 của Úc giảm 0,2%; KOSPI của Hàn Quốc giảm 0,6%.

Tính từ đầu năm tới nay, MSCI Asia Pacific đã giảm tới 11%.

Theo Thanhnien, Bloomberg, Reuters

Từ khóa: