Sự kiện hot
12 năm trước

Chứng khoán Việt Nam tăng hơn 10% trong 12 tháng

Theo báo cáo “Tầm nhìn Kinh tế: Đông Nam Á” của ICAEW – Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales công bố vào cuối tháng Năm, các nhà đầu tư quốc tế đã quyết định bơm tiền vào thị trường chứng khoán Đông Nam Á,

Theo báo cáo “Tầm nhìn Kinh tế: Đông Nam Á” của ICAEW – Hiệp hội Kế toán công chứng Anh và xứ Wales công bố vào cuối tháng Năm, các nhà đầu tư quốc tế đã quyết định bơm tiền vào thị trường chứng khoán Đông Nam Á, trong đó chứng khoán Việt Nam tăng hơn 10% trong vòng 12 tháng trở lại đây (tính đến thời điểm tháng 3/2013).


Giao dịch tại Công ty Chứng khoán Đầu tư Việt Nam - IVS. Ảnh: Hoàng Lâm/TTXVN

Báo cáo nhận định triển vọng tăng trưởng cho Việt Nam nói riêng và cả khu vực Đông Nam Á nói chung vẫn duy trì trạng thái lành mạnh. Tuy nhiên, thận trọng là một điều cần thiết để đảm bảo rằng tăng trưởng tín dụng và dòng vốn được sử dụng đúng vào việc đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững trong tương lai và không chảy vốn vào các dự án mang tính “bong bóng.”

Cố vấn kinh tế của ICAEW và đồng thời là Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô của Cebr - Charles Davis, cho rằng sự trì trệ diễn ra tại các nước công nghiệp phát triển đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang chuyển sang các nền kinh tế mới nổi nhằm tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn và thị trường chứng khoán Đông Nam Á đã được chọn trong làn sóng chuyển hướng này, đẩy giá trị cổ phiếu tăng vọt.

Làn sóng đầu tư vào thị trường này ngày càng mạnh mẽ khi chứng kiến sự kết hợp giữa các tập đoàn lớn và các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào việc đẩy hạn mức tín dụng lên cao hơn nữa.

Tỷ lệ nợ trên thu nhập đã giảm cho đến năm 2010, nhưng viễn cảnh tích cực này lại dẫn đến tình trạng tăng tiếp xúc với nợ xấu trong khu vực kinh doanh tư nhân mà điển hình là 120-130% tại các nước Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW tại Đông Nam Á, cho biết mức độ nợ vẫn có thể xoay sở được với điều kiện tốc độ tăng trưởng thần kỳ này vẫn được duy trì và ổn định.

Cho đến thời điểm hiện tại, mức độ nợ chỉ chiếm khoảng một nửa so với thời kỳ đỉnh cao của cuộc khủng hoảng kinh tế tại khu vực châu Á.

Ở thời điểm hiện tại thì đây là tín hiệu đáng mừng, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra mối e ngại lớn nếu tăng trưởng tín dụng tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn GDP danh nghĩa trên cùng một tốc độ mà chúng ta thấy ngày hôm nay.

Hoàng Anh Tuấn
theo Vietnam+

Từ khóa: