Tranh chấp về bảo lãnh thanh toán sẽ là một trong những bài học đắt giá cho các DN trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng cũng như chứng thư bảo lãnh.
Tranh chấp về bảo lãnh thanh toán sẽ là một trong những bài học đắt giá cho các DN trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng cũng như chứng thư bảo lãnh.
DN phát hành cũng có công văn gửi bên mua trái phiếu đề nghị được gia hạn trái phiếu thêm hai năm kể từ khi đến hạn thanh toán. Đồng thời, DN này lấy một phần dự án làm tài sản thế chấp cho bên mua trái phiếu. Nhưng bên mua không chấp nhận gia hạn, đề nghị bên bảo lãnh thanh toán gốc và lãi trái phiếu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Chuyện bắt đầu từ việc một DN nghe lời mời một Phó tổng giám đốc ngân hàng mua trái phiếu của một khách hàng DN ruột. Sau khi nghiên cứu tính khả thi, cũng như tin tưởng vào uy tín của một ngân hàng lớn đứng ra phát hành chứng thư bảo lãnh thanh toán vô điều kiện và không hủy ngang cho trái phiếu, hợp đồng mua trái phiếu đã được ký kết với DN phát hành.
Ngặt một nỗi gần đến thời hạn thanh toán số trái phiếu trên DN phát hành lường trước được khả năng thanh khoản đã tổ chức một cuộc họp 3 bên về việc gia hạn trái phiếu. DN phát hành cũng có công văn gửi bên mua trái phiếu đề nghị được gia hạn trái phiếu thêm hai năm kể từ khi đến hạn thanh toán.
DN phát hành cho biết, “ngân hàng bảo lãnh cam kết cho DN vay một khoản tương ứng với khoản trái phiếu phát hành trước đó để hoàn thiện các hạng mục cần thiết thu tiền về trả cho trái phiếu khi đến hạn”. Đồng thời, DN này lấy một phần dự án làm tài sản thế chấp cho bên mua trái phiếu. Nhưng bên mua không chấp nhận gia hạn, đề nghị bên bảo lãnh thanh toán gốc và lãi trái phiếu thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.
Sau lần 3 bên mua gửi công văn đề nghị thanh toán gốc, lãi và thông báo có thể khởi kiện, bên bảo lãnh phúc đáp “thư bảo lãnh này đã không tuân thủ các quy định nội bộ của ngân hàng. Hồ sơ không có hợp đồng cấp bảo lãnh và giao dịch bảo lãnh không được ghi nhận trên hệ thống của ngân hàng; thư bảo lãnh không có số và có dấu hiệu gian lận”.
Số là, người ký vào chứng thư bảo lãnh là phó tổng giám đốc ngân hàng thừa ủy quyền của tổng giám đốc ngân hàng. Luật sư đại diện cho bên DN mua trái phiếu cho rằng, không có dấu hiệu gian lận vì nội dung ủy quyền đã ghi rõ người được ủy quyền, công việc được ủy quyền, nhằm mục đích gì, giá trị là bao nhiêu và phạm vi ủy quyền.
Thể thức giấy ủy quyền bằng văn bản, có chữ ký và đóng dấu của tổng giám đốc và giấy ủy quyền có số trong hệ thống quản lý của ngân hàng. Người đứng ra ký chỉ là thực hiện công việc ủy quyền theo đúng chỉ thị của cấp trên, nhưng trách nhiệm thuộc về người ủy quyền là tổng giám đốc ngân hàng. “Chính vì có sự cam kết bảo lãnh vô điều kiện của một ngân hàng lớn nên DN mới mua trái phiếu”, phía luật sư cho biết.
Tuy nhiên trong thông cáo báo chí gửi đi, phía bảo lãnh không chấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo chứng thư bảo lãnh phát hành vì người ký bảo lãnh phát hành trái phiếu là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Theo quy định của ngân hàng này, việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) ở cương vị của một phó tổng giám đốc dù đã được quyền tổng giám đốc ủy quyền ký chứng thư bảo lãnh cũng chưa bằng 1/5 mức đã ký.
Ngân hàng bảo lãnh cho rằng người ký đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ký phát hành vượt thẩm quyền chứng thư bảo lãnh trái phiếu DN nên chứng thư bảo lãnh này vô hiệu và không chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với chứng thư bảo lãnh này.
Luật sư đại diện bên mua trái phiếu cho rằng, căn cứ theo Luật Các TCTD thì tổng giám đốc là người điều hành cao nhất của TCTD chịu trách nhiệm trước HĐQT, hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình… ký kết hợp đồng nhân danh TCTD theo quy định của điều lệ và quy định nội bộ của TCTD. Còn theo Luật DN 2005, đại hội cổ đông quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nêu điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
Tại thời điểm ký thư bảo lãnh, nội dung và hình thức bảo lãnh đều phù hợp với quy chế bảo lãnh của NHNN và không cần thông qua biểu quyết của đại hội cổ đông. Pháp luật hiện hành cũng quy định việc chứng thư bảo lãnh phải xuất trình phê duyệt của HĐQT. Không có quy định các hợp đồng dân sự nói chung hay thư bảo lãnh nói riêng không ghi số là không có giá trị pháp lý. Còn về hạn mức tín dụng và phát hành bảo lãnh được ký, theo luật sư đó là những quy định nội bộ của ngân hàng có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ tùy theo độ tín nhiệm của HĐQT với ban điều hành.
Không và sẽ không bao giờ “tuyên chiến” với bất cứ ai DN mua trái phiếu tuyên bố luôn luôn thực hiện chính sách đối ngoại của mình xuất phát từ quan điểm thượng tôn pháp luật, hợp tác và nhân văn. DN này cũng mong muốn sẽ hóa giải những bất đồng về pháp lý giữa 3 bên để tìm giải pháp ôn hòa nhất để giải quyết triệt để những vấn đề liên quan đến trách nhiệm bảo lãnh thanh toán trái phiếu.
DN mong muốn thu hồi tài sản hợp pháp của mình, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của các bên, đồng thời phù hợp với ý kiến chỉ đạo của NHNN và sự ổn định hệ thống sản phẩm dịch vụ của ngành tài chính. Không lấy việc quyết thu hồi cho bằng được lãi và gốc khoản đầu tư làm trọng, DN cho rằng đây là một trong các nghiệp vụ đầu tư thường xuyên, một hoạt động thông thường của mình, kèm theo khoản đầu tư không lớn DN không vì thế làm ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật cũng như quan hệ khách hàng DN.
Tuy nhiên, đây sẽ là một trong những bài học đắt giá cho các DN trong việc ký kết các hợp đồng tín dụng cũng như chứng thư bảo lãnh.
Theo Thời báo ngân hàng