Một trong những lý do khiến cổ phiếu chứng khoán bật mạnh trở lại những ngày qua là sự kỳ vọng vào các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Một trong những lý do khiến cổ phiếu chứng khoán bật mạnh trở lại những ngày qua là sự kỳ vọng vào các khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.
Nhưng đà tăng của TTCK chưa đủ sức giúp CTCK “lấy lại những gì đã mất”.
Từ 23/2 đến nay, “sóng” TTCK đang dồn vào các cổ phiếu chứng khoán. Trong 26 CTCK niêm yết, chỉ có 2 cổ phiếu GBS, SME bị lạc nhịp, còn lại đều tăng giá. Trong đó, đáng kể nhất là đà tăng không ngừng nghỉ ở SBS, ORS, APS (tăng trên 100%), VIG (tăng 90,4%), TAS (78,7%), WSS (tăng 73,7%)...
Trong giải trình tăng giá liên tục, lãnh đạo các CTCK đều chung nhận định, các cổ phiếu chứng khoán thời gian qua bị giảm quá sâu nên khi TTCK phục hồi, cổ phiếu chứng khoán có điều kiện tăng trở lại. Ngoài ra, TTCK tăng điểm đã tạo ra những thuận lợi mới cho hoạt động của các CTCK.
Thực tế, tất cả những cổ phiếu chứng khoán bật mạnh trở lại đều là những cổ phiếu có giá rất thấp. Ví dụ, tại ngày 23/2, giá SBS chỉ 3.200 đồng/CP, giá ORS chỉ 1.900 đồng/CP, giá APS là 2.200 đồng/CP, giá VIG là 2.100 đồng/CP… So với giá trị sổ sách thì các mức giá này chưa đạt một nửa. Thậm chí, giá cổ phiếu ORS một tháng trước chỉ bằng 1/4 giá trị sổ sách của ORS.
“Sóng” TTCK đang dồn vào các cổ phiếu chứng khoán, trong đó, đáng kể nhất là đà tăng không ngừng nghỉ ở SBS, ORS, APS (tăng trên 100%), VIG (tăng 90,4%), TAS (78,7%), WSS (tăng 73,7%)...
Giá thấp trở thành một trong những động lực gom hàng. Tuy nhiên, theo quan sát của ông Kim Thiên Quang, Giám đốc khối khách hàng cá nhân CTCK Kim Eng Việt Nam (KEVS) thì nguyên nhân của đà tăng giá cổ phiếu chứng khoán còn vì NĐT kỳ vọng vào các khoản trích lập dự phòng sẽ được hoàn nhập theo đà tăng của thị trường.
Theo BCTC quý IV/2011, tính đến cuối năm 2011, SBS đã trích lập hơn 530,2 tỷ đồng cho dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Trong đó, 62% là dành trích lập cho giảm giá đầu tư ngắn hạn. Ở ORS, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn là 43,7 tỷ đồng (xem bảng).
Mã CK
|
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn
(tỷ đồng)
|
Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn
(tỷ đồng)
|
Thực hiện trong năm 2011
|
AGR
|
288,2
|
8,58
|
Không đầu tư ngắn hạn. Chi thêm 211,6 tỷ đồng
|
APG
|
39,1
|
|
Chi thêm 28,8 tỷ đồng
|
APS
|
21,3
|
0,91
|
Hoàn nhập 1,5 tỷ đồng dự phòng dài hạn, trích thêm 14,5 tỷ đồng cho dự phòng ngắn hạn
|
AVS
|
44,2
|
14,8
|
Trích thêm 33,1 tỷ đồng dự phòng ngắn hạn, 4,4 tỷ đồng dự phòng dài hạn
|
BSI
|
246,8
|
|
Trích thêm 73,9 tỷ đồng
|
BVS
|
201,3
|
|
Thêm 21,7 tỷ đồng
|
CTS
|
14,5
|
|
Thêm 8,1 tỷ đồng
|
GBS
|
1,2
|
|
Trích thêm 1,1 tỷ đồng
|
HBS
|
3,35
|
|
Trích thêm 3,3 tỷ đồng
|
HCM
|
52,6
|
|
Hoàn nhập được 16,5 tỷ đồng
|
HPC
|
71,5
|
2,6
|
Khoản trích phát sinh năm 2011
|
IVS
|
3,6
|
|
Hoàn nhập khoản 1 tỷ đồng
|
KLS
|
69
|
|
Hoàn nhập 20,1 tỷ đồng
|
ORS
|
11,6
|
31,7
|
Trích thêm 19,4 tỷ đồng, chủ yếu cho dự phòng dài hạn
|
PHS
|
9,9
|
10,5
|
Thêm 8,6 tỷ cho ngắn hạn, 3 tỷ đồng cho dài hạn
|
PSI
|
29,5
|
|
Thêm 4,5 tỷ đồng cho dự phòng
|
SBS
|
333
|
197,1
|
Trích thêm 194 tỷ đồng cho dài hạn và 133,6 tỷ đồng cho ngắn hạn
|
SHS
|
171,1
|
0,5
|
Thêm 94,9 tỷ đồng cho ngắn hạn
|
SME
|
|
|
|
SSI
|
303,1
|
167,6
|
Trích thêm 75,2 tỷ đồng cho ngắn hạn và 93,8 tỷ đồng cho dài hạn
|
SVS
|
13,9
|
|
Hoàn nhập được 2,5 tỷ đồng
|
TAS
|
5,7
|
|
Hoàn nhập 3 tỷ đồng
|
VDS
|
94,1
|
|
Trích thêm 72,1 tỷ đồng
|
VIG
|
66,1
|
|
Trích thêm 62,3 tỷ đồng
|
VIX
|
13,8
|
13,1
|
Trích thêm 13,2 tỷ đồng cho ngắn hạn, 0,89 tỷ đồng cho dài hạn
|
VND
|
235,1
|
|
Thêm 141,1 tỷ đồng
|
WSS
|
0,05
|
14,47
|
Hoàn nhập 4,5 tỷ đồng ngắn hạn, 8,4 tỷ đồng dài hạn
|
Khó trông đợi khoản hoàn nhập
Trong thuyết minh về tình hình đầu tư tài chính ở SBS, đa số khoản giảm, với 324,8 tỷ đồng nằm ở đầu tư tài chính khác. Trong khi đó, giá thị trường của các chứng khoán thương mại (tức chứng khoán ngắn hạn) chỉ giảm 8,1 tỷ so với giá Công ty đã mua. Điều này đồng nghĩa, để biết SBS có thể hoàn nhập dự phòng được nhiều, phải xem khoản đầu tư tài chính khác của SBS là gì, có khả năng hoàn nhập được không? Tuy nhiên, trong thuyết minh BCTC quý IV/2011, chi tiết về khoản đầu tư tài chính khác lại không thấy đề cập.
Với AGR, những khoản lỗ cần dự phòng đều nằm chủ yếu ở khoản mục đầu tư vào PVX, VCR, HAG Land, PVFC Invest. Tuy nhiên, nếu như đầu năm 2011, AGR chỉ bị lỗ 4,5 tỷ đồng ở PVX thì cuối năm 2011, con số này là 87,6 tỷ đồng. Dù cổ phiếu PVX hiện đã tăng 62% so với thời điểm cuối 2011 nhưng mức tăng chỉ giúp giảm lỗ chứ chưa giúp AGR tránh được trích lập dự phòng ở PVX.
Tương tự, ở CTCK SSI, nhìn vào danh mục cổ phiếu đầu tư ngắn hạn phải trích lập lớn trong năm 2011 như TMT (mất 73% vốn đầu tư ban đầu), VF4 (giảm 63%), VCS (giảm 64,7%) thì diễn biến giá hiện tại của những cổ phiếu này vẫn chưa thật ấn tượng. Giá cổ phiếu TMT thậm chí còn giảm so với thời điểm cuối năm 2011. Vì thế, theo các chuyên gia, dù TTCK đã khởi sắc hơn thì các CTCK còn phải xem xét lại danh mục của mình mới biết có hy vọng hoàn nhập được không.
Chưa kể, không ít CTCK dành ưu tiên cho đầu tư cổ phiếu chưa niêm yết mà thanh khoản và giá những cổ phiếu này là tùy ở các giao dịch thỏa thuận. Một số khác thì tập trung chủ yếu vào các cổ phiếu có tính an toàn, bền vững (blue-chip) trong khi sóng cổ phiếu hiện tại của TTCK lại diễn ra mạnh mẽ ở một số cổ phiếu giá thấp, ẩn chứa rủi ro và thuộc các ngành mà CTCK thường không “chuộng” như cổ phiếu của... CTCK khác.
Tuy nhiên, các CTCK vẫn chờ đợi triển vọng tiếp tục tăng điểm của TTCK và sức nóng của TTCK sẽ lan tỏa ở nhiều cổ phiếu khác. Khi đó, nếu CTCK không được hoàn nhập dự phòng toàn bộ thì cũng không phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thêm nữa. Đặc biệt, khi TTCK khởi sắc đến mức các CTCK được hoàn nhập một phần hay toàn bộ khoản dự phòng thì cũng là lúc các CTCK có thể “ăn nên làm ra” từ các dịch vụ cơ bản.
Ngọc Thủy
Theo DTCK