Đại gia “lắm tiền, nhiều của” luôn luôn sẵn sàng chi bộn tiền cho những thú vui sưu tập đồ cổ, đồ có giá trị. Nhưng, không ít lần chính họ đã phải nếm “quả đắng” vì mua phải đồ dởm.
Đại gia “lắm tiền, nhiều của” luôn luôn sẵn sàng chi bộn tiền cho những thú vui sưu tập đồ cổ, đồ có giá trị. Nhưng, không ít lần chính họ đã phải nếm “quả đắng” vì mua phải đồ dởm.
1. Mua nhầm tranh giả
Hồi tháng 11/2005, tỷ phú Nga Viktor Vekselberg đã mua bức tranh “Odalisque” với gía 2,9 triệu USD. Song, một nhóm chuyên gia sau đó đã phát hiện bức tranh trên là giả. Ngay lập tức, thông tin trên đã được gửi cho nhà đấu giá Christie – nơi diễn ra cuộc đấu giá.
Tỷ phí Vitkor Vekeslberg
Nhưng, một thời gian lâu sau khi báo cho nhà đấu giá,tỷ phú Nga không nhận được trả lời nên ông quyết định đệ đơn kiện lên tòa án Anh Quốc. Mục đích của việc đệ đơn kiện là đòi lại số tiền ông đã chi để mua bức tranh và tiền bồi thường.
Tỷ phú Vekeslberg là chủ tập đoàn khai khoáng Reonova Group. Trước đó, ông đã từng mua 9 quả trứng trong bộ sưu tập Farbeger của Forbers với giá lên đến 110 triệu USD.
2. Ghế ngọc bích dởm
Một đại gia ở tỉnh Hà Bắc té ngửa khi được một người chuyên bán đồ ngọc thông báo, chiếc ghế bằng ngọc bích 2000 tuổi mà ông ta bỏ hàng triệu USD để mua là đồ giả.
Được biết, vị đại gia đã phải chi đến 34,9 triệu USD để mua chiếc ghế bằng ngọc bích trên. Theo quảng cáo, chiếc ghế có từ thời Hán, nhưng ông Mao Xiaohu - Giám đốc Viện Nghiên cứu thẩm định gốm sứ Bắc Kinh cho rằng, ghế trên là giả bởi 2.000 năm trước tức thời nhà Hán không ngồi ghế.
Chiếc ghế được cho có từ thời nhà Hán, song thực chất vật liệu có từ thời nhà Minh
Trước khi thông tin chiếc ghế là giả được thông báo thì nó đã được bán lại cho công ty đấu giá quốc tế Zhongjia ở Bắc Kinh. Thậm chí, công ty này mời chuyên gia ở bảo tàng Cố cung thẩm định và dán mác niên đại cho chiếc ghế. Mức giá ngay lập tức lên đến 180 triệu nhân dân tệ.
Được biết, người làm giả chiếc ghế đã phải chi khoảng 159.000 USD và 1 năm để lắp ghép các vật liệu từ thời Minh và “phong” chiếc ghế có từ thời nhà Hán.
3.Rượu mới “đội lốt” cổ
Cách đây mấy năm, tỷ phú William Koch – Chủ tập đoàn Oxbox Corp đã tố cáo Hardy Rodenstock, vì bán cho ông những chai rượu giả. Theo tỷ phú này, những chai rượu rượu Château-lafite có từ những năm 1784 và 1787, được quảng cáo tìm thấy trong hầm rượu cổ ở Pháp và thuộc sở hữu của tổng thống thứ 3 của Mỹ Thomas Jefferson.
Tỷ phú Willam Koch và hầm rượu của ông
Nhưng, mọi thứ được vỡ lẽ khi ông mua được 5 chai với giá 500.000 USD thì phát hiện chữ TH.J trên nhãn được in bằng máy in điện tử điều đó cho thấy nó không thể có từ thế kỷ 18. Được biết, trước đó ông Koch đã hay tin nhà đấu giá Christie kiểm tra thời gian của chai rượu này nên ông đã rút hầu bao để mua chúng. Sau đó, ông Koch đã đệ đơn lên tòa án Newyork.
Thành Công
Theo VTCNews