Sự kiện hot
13 năm trước

Đắng lòng DN đi học thời khó khăn

Là CEO của các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, vào lúc trời yên, bể lặng họ là những người xuất sắc, phong độ nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, với những gánh nặng ngàn cân về lãi suất, tỷ giá, hàng tồn đọng… khiến cho DN của họ sa sút, thậm chí ngã quị đã buộc họ phải thay đổi. Người thì cầm cự chờ thời, người đi học để tránh bão. Nhưng người đi học tưởng an nhà nhưng lại đang âu sầu với thực tại, lo lắng tương lai.

Là CEO của các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, vào lúc trời yên, bể lặng họ là những người xuất sắc, phong độ nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài, với những gánh nặng ngàn cân về lãi suất, tỷ giá, hàng tồn đọng… khiến cho DN của họ sa sút, thậm chí ngã quị đã buộc họ phải thay đổi. Người thì cầm cự chờ thời, người đi học để tránh bão. Nhưng người đi học tưởng an nhà nhưng lại đang âu sầu với thực tại, lo lắng tương lai.

Gọi điện về Chương Mỹ hỏi thăm, ông Đào Văn Tuyển – Giám đốc công ty XNK Trung Hà (Chương Mỹ -Hà Nội) cho biết, DN của anh cũng chung thân phận của các DN nhỏ lẻ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề nghĩa là làm ăn đình đốn, chi phí sản xuất thì quá cao, thị trường xuất khẩu thì kém. Năm 2010, DN Trung Hòa còn cầm cự đủ ăn, từ năm 2011 đến nay thì sản xuất thu hẹp lại chỉ còn 30% so với năm trước, nhà xưởng cũng thu hẹp dần để cho thuê.

“Chết” vì phải vay vốn với lãi suất cao, nhưng điều khá ngạc nhiên là khi nghe tôi nói đến lãi suất giá rẻ dành cho các DNNVV vùng nông thôn sản xuất hàng xuất khẩu, anh cười mếu rồi kể: “cuối năm rồi Ngân hàng MB cũng giải ngân cho anh 1 món chừng dăm trăm triệu với lãi suất 16%/năm nhưng Trung Hòa cũng chịu vì làm gì còn đủ năng lực để hấp thụ vốn nữa, nay thì lại càng không! Hiện nay anh đang đi học 1 lớp CEO thời hạn 6 tháng trên Hà Nội để tăng kiến thức quản trị kinh doanh, quản trị tài chính nhưng thực chất là để tránh “bão”!.

Trong khi đó, dù được vay vốn ngân hàng với giá 15-16%/năm nhưng ông Trịnh Ngọc Sơn, Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ – Công ty Thương mại Nghệ An chỉ ra rằng, ngân hàng cho DN vay nhưng vấn đề là hiện nay DN vay tiền với lãi suất cao để làm gì. Theo ông Sơn, có 2 khả năng: có phương án kinh doanh mới có hiệu quả với lãi suất cao, nhưng khả năng này rất ít trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay; khả năng thứ hai đó cắn răng vay để xử lý khó khăn từ trước, điều này hết sức nguy hiểm vì nó chỉ giúp DN “cầm hơi” nhưng trong tương lai “cầm chắc” là phá sản!.

Vì thế, thời gian này, DN rảnh rỗi, người đi học, kẻ đi chơi, có người quay về với ngiên cứu khoa học, đọc sách… nhưng làm thế để che lấp những thời gian chết, sự nóng ruột và có khi chỉ để tranh đi thảm cảnh ngày nào cùng nhìn thấy nhà xưởng hoang tàn, công nhân thất nghiệp, hàng tồn đầy kho.

Trở lại với câu chuyện của ông Tuyển, mới khủng hoảng (năm 2009) do doanh nghiệp hoạt động cầm chừng nên anh Tuyển đã đầu quân đi học một lớp đào tạo CEO. Anh bảo, cũng may có khủng hoảng nên đi học để trang bị kiến thức làm CEO chuyên nghiệp, chứ hồi trước có biết “mô tê” gì đâu. Nhưng khủng hoảng kéo dài hơn thời gian lớp CEO anh theo học. Học hết lớp cơ bản này 4 tháng, anh học thêm lớp CEO nâng cao cũng vào tầm nửa năm, rồi lớp các kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán cũng kéo dài tầm ấy thời gian nữa… Bằng chứng chỉ các loại nay treo đầy nhà nhưng khủng hoảng thì vẫn chưa thấy hết.

Anh cũng như nhiều cơ sở sản xuất tại cái nôi mây tre đan xuất khẩu tại Chương Mỹ đang trong cảnh “phú quí giật lùi” sản xuất đình đốn, hàng không xuất đi được, người làm công nghỉ dần. Tình hình này, không biết khủng hoảng hay DN anh, ai “đi” trước… Còn ngân hàng nói lãi suất hạ để cứu DN nhưng DN vay vốn làm gì, vay vốn để rồi phá sản thì chả ai dại.

Sẽ là không đầy đủ nếu trong bối cảnh hiện tại không nhắc đến 1 bộ phận DN phất lên trông thấy từ cuộc khủng hoảng này. Kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu manh nha vào cuối năm 2008, hàng loạt những trung tâm, học viện lớn nhỏ về đào tạo CEO mọc ra như nấm. Bởi nhìn chung, cộng đồng DN sau hồi dài lao vào kinh doanh, kiếm tiền nay rơi vào khoảng lặng kinh doanh bỗng cảm thấy mình phải đi học để lấp đầy thời gian rảnh rỗi.

Tại Hà Nội, có hàng loạt trung tâm, học viện dạng mọc lên ở Ngã Tư Sở, ở Thái Thịnh hay Nguyễn Phong Sắc kéo dài. Có thể qui mô, cách hoạt động khác nhau nhưng với những chương trình học dài hạn, những buổi thuyết trình hội thảo bắt mắt dạng: CEO và những kỹ năng vượt qua khủng hoảng, CEO chuyên nghiệp là gì…họ đã lôi kéo được vô khối các doanh nhân đang muốn lợi dụng kỳ khủng hoảng này để trang bị thêm cho bản thân những kiến thức, nhãn quan của những nhà quản trị chuyên nghiệp.

Từng học một lớp CEO kéo dài 4 tháng cho biết: khách hàng chưa bao giờ là vấn đề với các trung tâm, các địa điểm này bao giờ cũng nườm nượp khách hàng và chủ cơ sở dĩ nhiên là phất lên trông thấy. Chưa bàn đến những kiến thức mà những trung tâm đào tạo này trang bị cho các CEO phát huy trên thực tế ra sao, nhưng việc họ chớp ngay cơ hội khi các DN khác đang ngập chìm trong gian khó để phát triển, làm giàu. Đó tất nhiên cũng là một câu chuyện của cơ hội phát triển, của thị trường nhưng hiểu được nỗi lòng của những người đang đi học cũng thấy đắng lắm.

Tâm Thời
Theo Vietnamnet

Từ khóa: