Tình trạng hiện nay của MF Global bắt nguồn từ một vấn đề đơn giản: lợi nhuận của bộ phận kinh doanh chính đã giảm nhanh.
Tình trạng hiện nay của MF Global bắt nguồn từ một vấn đề đơn giản: lợi nhuận của bộ phận kinh doanh chính đã giảm nhanh.
Ngày thứ Hai, MF Global, công ty môi giới kinh doanh hàng hóa và các hợp đồng phái sinh, nộp đơn xin phá sản. Công ty đã tồn tại rất lâu, thế nhưng chỉ trong chưa đầy 2 năm dưới sự lãnh đạo của CEO Jon Corzine, người từng làm chủ tịch của Goldman Sachs, thượng nghị sỹ bang New Jersey, thống đốc bang New Jersey, MF Global đã sụp đổ sau khi mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ châu Âu.
Ngay lập tức, người ta nghĩ rằng ông làm vậy để biến MF Global thành một công ty kiểu Goldman Sachs, chuyên môn thực hiện giao dịch thay mặt khách hàng và cũng đặt chính số tiền mà họ có vào vòng rủi ro.
Trong vòng 24 tiếng sau khi MF Global nộp đơn xin phá sản, người ta đã đặt ra nhiều câu hỏi. New York Times đưa tin hàng trăm triệu USD tiền của khách hàng đã biến mất, AP đưa tin quan chức liên bang cho biết MF Global đã thừa nhận sử dụng tiền của khách hàng khi gặp quá nhiều rắc rối. Dù hành vi này mang tính cố ý hay nó thể hiện sự cẩu thả trong cách hoạt động, MF Global đã cố tình im lặng khi báo giới đề nghị đưa ra tuyên bố.
Tình trạng hiện nay của MF Global bắt nguồn từ một vấn đề đơn giản: lợi nhuận của bộ phận kinh doanh chính đã giảm nhanh. Trong hồ sơ nộp lên khi phá sản, MF Global cho biết nguồn doanh thu lớn của công ty đến từ việc đầu tư tiền của khách hàng vào tài sản lợi suất cao hơn và nhận phần chênh lệch giữa số lợi nhuận đó với lợi nhuận trả lại cho khách hàng.
Khi lãi suất gảm trong những năm gần đây, thu nhập ròng của MF Global cũng giảm., từ mức 1,8 tỷ USD vào quý 2 năm tài khóa 2007 xuống 113 triệu USD chỉ 4 năm sau đó. Cổ phiếu của MF Global, từ mức giá 30USD/cổ phiếu vào cuối năm 2007 đến năm 2009 chỉ còn chưa đầy 10USD/cổ phiếu.
Mùa xuân năm 2010, ông Corzine sau khi thất bại trong tranh cử vị trí thống đốc bang New Jerney lần 2 vào tay Chris Christie đã vào làm việc tại MF Global. Chris Flowers, người từng làm việc với ông tại Goldman Sachs đã rủ ông về làm việc tại đây. Khá nhanh chóng, Corzine mua mạnh nợ chính phủ của một số nước, con số này cuối cùng lên tới 6,3 tỷ USD. Quyết định của Corzine gây ra không ít tranh cãi tại công ty. Tuy nhiên chẳng có ai gây sức ép khiến ông từ chức, có lẽ bởi ông là Jon Corzine.
Đầu tháng 8/2011, MF Global đưa ra báo cáo, theo đó công ty hứa sẽ trả cho khách hàng thêm 1% nếu Corzine được bổ nhiệm vào một chức vụ trong chính quyền liên bang và rời MF Global.
MF Global mua trái phiếu chính phủ Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland không phải bởi trái phiếu này hấp dẫn. MF Global dùng số trái phiếu để làm vật đảm bảo để vay tiền và ăn chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu và lãi suất trả cho bên cho vay. Cả hai loại đều đáo hạn vào cùng ngày. Thông tin cụ thể về việc hoạt động kinh doanh trên mang lại bao nhiêu phần trăm lợi nhuận hiện vẫn chưa được MF Global công bố
Đến khi thị trường mở cửa vào phiên ngày thứ Hai, cổ phiếu MF Global đã hạ khoảng 62% so với mức 10USD khi Corzine bắt đầu gia nhập công ty. Moody hạ xếp hạng nợ của công ty bởi khẳng định MF Global sẽ không thể kiếm đâu ra lợi nhuận trước thuế 200 đến 300 triệu USD và giữ cho nợ ở mức chấp nhận được. Ngay ngày sau đó, MF Global công bố lỗ 200 triệu USD trong quý 3/2011. Các kế toán đều khẳng định sẽ còn lâu MF Global mới lãi trở lựi.
Cuối tuần đó, cả 3 cơ quan xếp hạng tín dụng đã hạ xếp hạng nợ của MF Global xuống mức “junk”. Chốt tuần, cổ phiếu MF Global hạ 67%.
Chi tiết vụ việc chưa được công bố thực sự chi tiết, thế nhưng theo CFO của công ty, việc bị hạ xếp hạng tín dụng liên tiếp khiến công ty không còn tiền mặt, kế hoạch bán toàn bộ hoặc một phần công ty thất bại, có lý do phần nào đó bởi người ta phát hiện ra lượng tiền nhất định của khách hàng đã biến mất. Ngoài ra, bên mua tiềm năng nhận ra hoạt động kinh doanh chính đã yếu kém đến thế nào.
Minh Long
Theo TTVN/Reuters,Bloomberg