Hàng tấn rác thải nhựa trôi dạt vào bờ biển đảo san hô Henderson đang đe doạ trực tiếp đến hệ sinh thái độc nhất nơi đây.
Một nghiên cứu mới đây ước tính có đến 17.6 triệu tấn rác thải bằng nhựa bị đánh trôi dạt lên hòn đảo Henderson xinh đẹp. Ảnh: AP
Đảo san hô Henderson nằm ở Thái Bình Dương là một trong những hòn đảo hoang sơ nhất trên Trái Đất. Nơi đây vốn được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1988 nhờ hệ sinh thái quý hiếm và “chưa chịu bất kỳ tác động nào của con người”. Tuy nhiên, ngày càng nhiều rác thải trôi dạt lên hòn đảo này đang đe doạ trực tiếp đến vẻ đẹp và sự sống của các loài sinh vật thuộc đảo Henderson.
"Tôi rất may mắn khi có cơ hội đến những hòn đảo hoang vu nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm rác trên đảo san hô thuộc nước Anh này thật đáng e ngại, New York Times dẫn lời nhà khoa học Jennifer Lavers thuộc Đại học Tasmania, Australia, cho biết. Khối lượng rác tại đây có "mật độ cao nhất” mà Lavers từng biết đến trong suốt sự nghiệp của mình.
Trong nghiên cứu mới phát hành trên Kỷ yếu Viện Hàn Lâm Mỹ, Lavers và các cộng sự ước tính có khoảng 17.6 tấn rác thải nhựa đánh trôi vào đảo Henderson, tương đương lượng đồ nhựa thế giới sản xuất được trong 1,98 giây. Trong khoảng 53.100 loại rác được phân loại có cả đồ dùng hàng ngày của con người như chai lọ, bật lửa và dụng cụ câu cá. Ngày nay, không khó bắt gặp hình ảnh cua tím dùng nắp chai nhựa làm mai hay những con rùa xanh bị mắc kẹt trong lưới đánh cá.
Một con cua lấy nắp chai nhựa làm mai. Rác ngày càng nhiều đang đe doạ trực tiếp đến nhiều loài sinh vật quý hiếm nơi đây. Ảnh: AP
Đảo Henderson nằm giữa Chile về hòn đảo Ponlynesia thuộc Pháp, cách xa tất cả những đường vận chuyển bận rộn. Tuy nhiên, nó lại nằm trên vành đai phía Tây của dòng hải đăng Gyre Nam Thái Bình Dương, một dòng hải đăng chuyển động theo ngược chiều kim đồng hồ, cuốn theo rác thải từ các bãi biển Nam Mỹ. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra đa phần chất thải bằng nhựa có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và Chile.
Lavers và cộng sự cảnh báo vấn nạn ô nhiễm rác trên đảo san hô này thực tế có thể nghiêm trọng hơn nhiều, do đa phần chất thải đang bị vùi sâu trong cát.Trả lời phỏng vấn trên Australia Network, Lavers cho biết: “Những thứ đồ nhựa mà chúng ta cho rằng có thể 'dùng một lần' hoặc 'tái chế' đều không đúng như mô tả. Nhiều thứ rác được sản suất từ hàng thập kỷ trước hiện vẫn đang trôi nổi ngoài đại dương và thậm chí sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ tới”.
Diệu Hà
Theo Đời sống & Pháp lý