“Về cơ bản đến nay dự thảo thông tư liên tịch quy định việc đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo thay thế tạm giam đã hoàn tất, chỉ còn vướng mắc ở khâu thủ tục định giá tài sản”.
“Về cơ bản đến nay dự thảo thông tư liên tịch quy định việc đặt tiền hoặc tài sản để đảm bảo thay thế tạm giam đã hoàn tất, chỉ còn vướng mắc ở khâu thủ tục định giá tài sản”.
Ông Nguyễn Văn Hoàn – Vụ phó Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (Bộ Tư pháp) trả lời phóng viên Báo NTNN ngày 18.2
Xin ông nói rõ hơn những vướng mắc ở khâu định giá tài sản và hướng giải quyết vấn đề trên?
- Theo thông tư hướng dẫn, tài sản đặt để đảm bảo thay thế cho việc tạm giam gồm tiền Việt Nam kim loại quý, hoặc đá quý. Những tài sản trên sau khi được làm xong thủ tục sẽ nộp vào Kho bạc Nhà nước. Ở đây, nếu chỉ đặt tiền thì không có vấn đề gì phải bàn, nhưng với tài sản là kim loại quý hoặc đá quý thì phải được định giá trước.
Những người bị bắt tạm giam được nộp tiền hoặc tài sản bảo lãnh tại ngoại
Để định giá đúng giá trị của tài sản không làm thiệt hại cho Nhà nước, cũng như không gây phiền phức cho người dân thì khâu định giá phải làm chặt chẽ, phải có hội đồng chuyên môn để thẩm định... Chính về thế, việc bàn thảo liên quan đến thủ tục này đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Có ý kiến nêu rằng để thuận lợi cho quá trình đặt cọc, tất cả đều quy về tiền hết.
Người nào sử dụng kim loại quý, đá quý thì tự họ mang đi bán, hoặc làm cách gì đó để chuyển sang tiền. Đây cũng là một phương án thiết thực, nếu tới đây khi bàn thảo không đưa ra được giải pháp tối ưu về thủ tục nhận tài sản đảm bảo, khả năng chúng tôi sẽ lựa chọn phương án trên. Theo dự kiến, thông tư liên tịch sẽ được ký và triển khai ngay trong quý I này.
Xin ông cho biết các mức tiền đặt được quy định như thế nào, liệu với người nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, họ có được hưởng lợi?
- Có 4 mức tiền được đặt ra phân theo các loại tội phạm. Theo dự kiến với loại tội phạm ít nghiêm trọng, khoản tiền đặt để thay thế tạm giam là 20 triệu đồng; tội phạm nghiêm trọng là 80 triệu động; tội phạm rất nghiêm trọng 200 triệu đồng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng 400 triệu đồng.
Trong thông tư có điều quy định về việc giảm cho một số trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, ví dụ như bị can, bị cáo thuộc hộ nghèo, ở vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khó khăn, thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách... Nếu thuộc diện đối tượng trên thì được giảm so với mức quy định chung, nhưng mức giảm tối đa cũng không được quá 1/2 so với mức quy định.
Đối với người phạm tội theo đánh giá của các cơ quan tố tụng họ được cho hưởng tại ngoại, nếu như thông tư được triển khai liệu đối tượng này có phải, đặt tiền đảm bảo nữa không thưa ông?
- Tôi xin giải thích rõ là biện pháp đặt tiền, tài sản đảm bảo chỉ áp dụng với người đã bị bắt tạm giam rồi, hành vi phạm tội của họ theo đánh giá của các cơ quan tiến hành tố tụng là thuộc diện phải tạm giam chờ ra tòa xét xử.
Khi thông tư có hiệu lực, nếu họ có điều kiện kinh tế mới được xem xét để áp dụng. Còn với những đối tượng phạm tội khác mà các cơ quan tố tụng xem xét thấy đủ điều kiện cho hưởng tại ngoại thì đương nhiên họ được hưởng tại ngoại và không còn thuộc đối tượng áp dụng của biện pháp này.
Xin cảm ơn ông!
Lương Kết
theo Dân Việt