Không như trông đợi, phiên đấu thầu vàng miếng hôm 28/3 chỉ 2 đơn vị mua 2.000 lượng, đắt hơn giá bán thị trường 400.000 đồng/lượng. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) lấy làm khó hiểu trước hiện tượng được xem là “bình ổn ngược” này.
Không như trông đợi, phiên đấu thầu vàng miếng hôm 28/3 chỉ 2 đơn vị mua 2.000 lượng, đắt hơn giá bán thị trường 400.000 đồng/lượng. Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp (DN) lấy làm khó hiểu trước hiện tượng được xem là “bình ổn ngược” này.
Đấu thầu vàng, NHNN lãi lớn. Ảnh: Thanh Hải.
Ế vì giá cao
Mời 40 đơn vị tham gia phiên đấu thầu, nhưng chỉ có tổng số 21 ngân hàng và doanh nghiệp đăng ký tham dự. Tại phiên đấu thầu, cũng chỉ có 17 đơn vị tham dự chính thức, trong đó 15 đơn vị bỏ phiếu trắng. Duy chỉ có 2 đơn vị là ACB và Phú Quý đăng ký mua mỗi đơn vị 1.000 lượng; không có mức giá cạnh tranh khác nên cả 2 đều trúng thầu.
Điểm đáng nói trong phiên đấu thầu, có một số thay đổi nằm ngoài dự đoán của doanh nghiệp, ngân hàng tham gia như: Chỉ đưa ra giá sàn, không có mức trần như NHNN định liệu trước đó. Đặc biệt, mức giá sàn cao hơn nhiều so với kỳ vọng của DN.
Còn nếu so với giá mở cửa của hầu hết các DN, mức giá sàn 43,81 triệu đồng/lượng của NHNN đưa ra cao hơn tới 400.000 đồng/lượng và cao hơn 200.000 đồng so với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc được chính NHNN công bố khi chào bán 26.000 lượng vàng miếng SJC.
Trao đổi với PV Tiền Phong sau khi tham dự phiên đấu thầu, đại diện một đơn vị cho biết, mức giá 43,81 triệu đồng/lượng được NHNN đưa ra là khá bất ngờ với các doanh nghiệp.
Bởi vì, mọi người nghĩ mức (giá) đấu ít nhất sẽ bằng giá kết thúc phiên ngày thứ tư (43,6 triệu đồng/lượng).
NHNN có giải thích việc điều chỉnh giá phải giải quyết trong nhiều phiên, không tung ồ ạt nguồn cung giá rẻ ra khi thị trường chưa chắc hấp thụ được hết. Hơn nữa, để giá cao cũng chống được các lực lượng đầu cơ lợi dụng mua được vàng giá thấp (để bán ra giá cao) hưởng chênh lệch.
Theo vị này, vấn đề hàng chào bán lần đầu bị ế do giá cao hoàn toàn dễ hiểu: “26.000 lượng vàng này tương đương hơn 1.100 tỷ đồng. Do đó việc đặt giá cao như vậy tạo ra rào chắn để giãn bớt sức hút đổ vào vàng của các ngân hàng”.
Qua tay nhà nước, vàng đắt hơn
Giao dịch tại cửa hàng SJC miền Bắc (Giang Văn Minh, Hà Nội) ảm đạm vào sáng ngày 28/3. Ảnh: Ngọc Mai.
Theo phân tích của một đại diện doanh nghiệp, những gì diễn trong phiên đấu thầu vàng sáng 28/3 là rất khó đoán định. Trước đó, doanh nghiệp được cấp phép nhập vàng ngoài phần giá mua, chỉ phải đóng thêm tiền thuế cộng chi phí kinh doanh ở mức nhất định.
Nay NHNN tổ chức đấu thầu bán vàng, trong giá bán phải cộng thêm một khoản phí nhập khẩu, chi phí tổ chức thực hiện, chưa kể khoản lãi chênh lệch khá cao so với giá thế giới.
|
“Chả ai đi đầu cơ vàng khi giá chênh thế này. Đưa ra giá cao như vậy, chả hiểu NHNN muốn gì”
TS Vũ Đình Ánh
|
|
“Vàng đến tay chúng tôi đương nhiên sẽ bị cộng thêm một khoản chi phí kinh doanh, phân phối, chi phí đi lại cho cán bộ tham dự thầu, cùng các khoản khác. Giá bán ra còn cao hơn giá bán của chúng tôi ngày hôm nay. Muốn có lãi chúng tôi phải bán cao hơn mức mua vào. Thế là giá vàng qua kênh đấu thầu của NHNN còn đắt hơn cả giá chúng tôi đang bán”- vị này nói.
“Phiên đấu giá vừa qua, các bên chủ yếu thăm dò nhau. Các doanh nghiệp chả dại gì đi mua vàng giá cao như vậy” - một đại diện DN thẳng thắn.
Phân tích diễn biến thị trường, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, động thái đưa mức giá cao trong phiên đấu thầu vàng của NHNN khá khó hiểu. Mục tiêu của NHNN đã công bố là đảm bảo thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá thế giới không thực hiện được.
Nhiệm vụ chính đặt ra trước đó của NHNN là phải đưa giá vàng trong nước giảm 3 triệu đồng/lượng để bằng giá thế giới. Việc đưa ra mức giá 43,81 triệu đồng/lượng qua phiên đấu giá này chẳng khác gì phát đi tín hiệu cho các doanh nghiệp vàng nâng giá vàng trong nước!
“Hiện, sức mua thị trường rất yếu. Chẳng ai đi đầu cơ vàng khi giá chênh thế này. Đưa ra giá cao như vậy, NHNN muốn gì. Các doanh nghiệp vàng phản ứng cũng là điều dễ hiểu” - ông Ánh nói.
Vụ Quản lý Ngoại hối (NHNN) xác nhận chỉ có 2 trên tổng số 21 tổ chức tín dụng và DN tham gia đấu thầu trúng thầu 2.000 lượng với giá trúng thầu 43,81 triệu đồng/lượng.
|
Phạm Tuyên
theo TPO