Sự kiện hot
13 năm trước

Điểm danh những “đại gia” tiền mặt ở Việt Nam

Trong bối cảnh nhiều DN quay quắt vì thiếu tiền và "hấp hối" vì dựa vào tín dụng thì khối lượng tiền mặt nắm giữ của các “ông lớn” sau đây đáng để bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải mơ ước.

Trong bối cảnh nhiều DN quay quắt vì thiếu tiền và "hấp hối" vì dựa vào tín dụng thì khối lượng tiền mặt nắm giữ của các “ông lớn” sau đây đáng để bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải mơ ước.

Số tiền mặt khổng lồ này sẽ giúp các “đại gia” này lại càng dễ dàng xoay xở trong năm 2012, vốn được dự đoán không mấy khả quan về triển vọng vĩ mô.

Các doanh nghiệp giàu tiền mặt (đơn vị: tỷ đồng)

1. Ma San

Nói đến dư tiền, giới kinh doanh Việt Nam khó ai “qua mặt” được Ma San, “ông trùm” đầu tư ở Việt Nam.

Mặc dù năm 2011, với lợi nhuận sau thuế gần 1.970 tỷ đồng, giảm gần 14% so với mức 2.283 tỷ đồng của năm trước. Song, Ma San lại sở hữu lượng tiền và tương đương tiền mà rất nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh hiện nay mơ ước với trên 9.573 tỷ đồng, tăng hơn 6.200 tỷ đồng so với năm trước (tương đương tăng hơn 4 lần).

Hoạt động chính của Masan Group là đầu tư và các công ty thành viên. Các công ty thành viên này trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn như, Masan Consumer sản xuất mì ăn liền, nước chấm…, Masan Resources khai thác khoáng sản và ngân hàng Techcombank.

Năm vừa qua, Masan Consumer  đã thu được 159 triệu USD từ phát hành cổ phần cho KKR và Masan Resources thu được 100 triệu USD từ phát hành cổ phần cho Mount Kellett.

Với mục tiêu xây dựng một công ty tài nguyên lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam, gần đây, tập đoàn này đã mua lại mỏ khai thác vôn-fram đẳng cấp thế giới, mỏ Núi Pháo ở tỉnh Thái Nguyên, thông qua công ty con Masan Resources.

Trong khi đó, Masan Consumer cũng đã bỏ ra 1.087 tỷ đồng để mua lại hơn 50% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa

Tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của Ma San tính đến hết năm 2011 trên 32.995 tỷ đồng, tăng hơn 11.000 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2010.

Năm 2011, lợi nhuận sau thuế năm 2011 của Masan Consumer tăng 96,5% so 2010, đạt 2.461 tỷ đồng và Techcombank cũng thu về 3.142 tỷ đồng tiền lãi, tăng 51,6% so với năm trước đó.

2. Đạm Phú Mỹ

CTCP phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) có số dư tiền và tương đương tiền khá lớn mặc dù đã giảm 8% so hồi đầu năm, đạt 3.748 tỷ đồng .

Kết quả hoạt động năm 2011, doanh thu thuần công ty đạt 9.226 tỷ đồng, tăng 39% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.139 tỷ đồng, tăng 84% so với lợi nhuận 2010. Trước đó, công ty mẹ báo lãi hơn 3.120 tỷ đồng.

Như vậy, doanh thu thực hiện cả năm vượt kế hoạch hơn 32% và lợi nhuận sau thuế gấp hơn 2,1 lần so với kế hoạch năm.

Trong năm 2012, Tổng công ty này dự kiến tăng trưởng lợi nhuận 70% so với năm 2011. Và nếu việc phân phối Đạm Cà Mau được Chính phủ chấp thuận sẽ là một lợi thế rất lớn đối với công ty này.

Vừa rồi, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã trình Chính phủ về việc giao cho công ty con của tập đoàn này độc quyền phân phối đạm Cà Mau. Văn phòng Chính phủ đang yêu cầu các bộ liên quan và Hiệp hội Phân bón Việt Nam có ý kiến.

Theo đề xuất của PVN thì Đạm Phú Mỹ sẽ được độc quyền phân phối đạm Cà Mau, cũng là công ty đang phân phối đạm Phú Mỹ.

Nếu đề xuất này được thông qua, Đạm Phú Mỹ sẽ nắm toàn bộ việc điều hành cung ứng phân bón của cả nước vì công suất hai nhà máy Phú Mỹ và Cà Mau đã chiếm 85-90% thị phần đạm cả nước.

3. Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam

Theo báo cáo tài chính năm 2011, đến 31/12/2011, tiền và các khoản tương đương tiền  của công ty mẹ Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam đạt 3.621 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần rưỡi so 1.093,3 tỷ đồng hồi đầu năm.

Trong đó tiền là 2.107 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền 1.513,9 tỷ đồng.

Trong quý IV, doanh thu thuần tăng 30% so với cùng kỳ, đạt hơn 3.953 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận gộp chỉ đạt hơn 226 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Lãi cả quý đạt hơn 679 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần so với 297 tỷ đồng lợi nhuận cùng kỳ 2010.

Lũy kế cả năm 2011, doanh thu thuần công ty đạt hơn 9.356 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2010. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 1.147 tỷ đồng, tăng 66% so với năm trước.

Số tiền mặt khổng lồ này sẽ giúp các “đại gia” này lại càng dễ dàng xoay sở trong năm 2012 (ảnh minh họa).

 4.  Vinamilk

Đến cuối năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đạt 3.101,4 tỷ đồng, vượt xa con số đầu năm là 234,8 tỷ đồng.

Trong đó tiền là 771,4 tỷ đồng, các khoản tương đương tiền là 2.330 tỷ đồng.

Trong quý IV/2011, doanh thu thuần công ty tăng 45% so với cùng kỳ năm 2010 đạt 6.032 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó tăng 34% đạt 1.698 tỷ đồng.

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng mạnh, đạt trên 126 tỷ đồng so với mức 46 tỷ đồng cùng kỳ năm 2010. Lợi nhuận khác cũng đạt gần 76 tỷ đồng, giảm gần 1/4 so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 1.034 tỷ đồng, tăng 44% so với quý IV/2010.

Lũy kế cả năm, doanh thu thuần đạt 21.821 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước và vượt 6% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt gần 4.167 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước và vượt 16% kế hoạch năm.

 5. FPT

Tính đến 31/12/2011, tổng tiền và các khoản tương đương tiền của FPT đạt trên 1.900 tỷ đồng, tăng 1.355 tỷ đồng so với cuối năm 2010.

Số này đã bao gồm khoản tiền 708 tỷ đồng thu hồi được sau thương vụ mua lại EVN Telecom thất bại.

Theo báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2011 của tập đoàn, năm vừa qua, doanh thu toàn FPT đạt gần 26.000 tỷ đồng, đạt 105,72% so với kế hoạch đã được HĐQT thông qua đầu năm.

Tuy nhiên mức này chỉ đạt hơn 97% so với kế hoạch điều chỉnh tăng giữa năm, tăng gần 27% so với năm 2010.

Lợi nhuận trước thuế toàn Tập đoàn đạt 2.515 tỷ đồng, tăng 24,3% so với năm 2010, đạt 104% kế hoạch đầu năm và chỉ đạt 96% so với kế hoạch điều chỉnh tăng giữa năm. 

Sau khi khấu trừ toàn bộ chi phí và các khoản thuế, lãi cả năm đạt trên 2.088 tỷ đồng, tăng 23,46% so với năm 2010.

 6Bảo Việt

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011 của Tập đoàn Bảo Việt, lượng dư tiền và tương đương tiền cuối 2011 công ty mẹ đạt hơn 2.700 tỷ đồng, tăng hơn gấp 3 lần mức 851 tỷ đồng số dư đầu kỳ.

Cả năm, doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty mẹ đạt 1.516,83 tỷ đồng, tăng 25,33%.

Lợi nhuận sau thuế cả năm 2011 đạt 859,34 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 852,07 tỷ đồng cùng kỳ.

7Hòa Phát

Tính đến ngày 31/12/2011, tiền và các khoản tương đương tiền của Hòa Phát đạt 1.064 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng.

Hòa Phát là doanh nghiệp có lợi nhuận ngàn tỷ thứ tư đã công bố báo cáo hợp nhất năm 2011, với 1.283,7 tỷ đồng. Doanh thu công ty đạt 17.835,2 tỷ đồng, tăng 25% so năm trước

Tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, cũng như FPT, Hòa Phát chỉ thực hiện được 69% kế hoạch cả năm, không những vậy còn giảm 7% so với năm 2010.

8. Hoàng Anh Gia Lai (HAGL)

Tính đến 31/11/2011, dư tiền của HAGL là 2.335 tỷ đồng so, giảm 2.634 tỷ đồng hồi đầu năm.

Năm nay có vẻ không mấy “rực rỡ” trong công việc làm ăn của “ông bầu” Đoàn Nguyên Đức.

Cả năm, lợi nhuận trước thuế của công ty mẹ HAGL giảm còn 312 tỷ đồng, chỉ đạt 1/8 của con số đạt được hồi năm 2010 là 2.453 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 224 tỷ đồng, giảm gần 90% so với năm trước đó.

Mới đây, Tập đoàn ước tính, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2011 đạt khoảng 1.700 tỷ đồng và giữ nguyên mục tiêu cho năm 2012 này.

Trong năm nay, công ty của “ông bầu” Đoàn Nguyên Đức dự kiến chuyển hướng đầu tư từ bất động sản sang các lĩnh vực trồng cây cao su, thủy điện và khai thác mỏ nhằm “tích cực hóa” dòng vốn.

Hồi cuối năm 2011, Tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor"s (S&P) đã hạ mức tín nhiệm dài hạn của HAGL từ mức B xuống mức B- và đưa triển vọng tín dụng của doanh nghiệp vào diện tiêu cực.

Với khoản tiền mặt còn dư khá dồi dào cũng như tham vọng của “bầu” Đức, cũng có thể sẽ vừa HAGL trở dậy, thuyết phục được nhà đầu tư cũng như các ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh cho vay thời gian tới.

Theo Dan tri

Từ khóa: