Có 12 công ty niêm đang nắm giữ trên 1 nghìn tỷ đồng tiền mặt, trong đó MSN và GAS nắm giữ hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết trong số này cũng là những công ty đi vay nợ lớn.
Có 12 công ty niêm đang nắm giữ trên 1 nghìn tỷ đồng tiền mặt, trong đó MSN và GAS nắm giữ hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hầu hết trong số này cũng là những công ty đi vay nợ lớn.
Tính đến cuối Q1, có 12 doanh nghiệp niêm yết nắm giữ hơn 1.000 tỷ đồng tiền mặt, bao gồm tiền, tương đương tiền và các khoản tiền gửi ngân hàng dưới 1 năm.
Tổng cộng các doanh nghiệp này có gần 54.000 tỷ đồng tiền mặt. Bên cạnh dòng tiền tạo ra từ hoạt động kinh doanh, thì các doanh nghiệp này cũng huy động được một lượng vốn lớn thông qua phát hành cổ phần, vay nợ.
Có 2 công ty nắm giữ trên 10.000 tỷ đồng tiền mặt là Masan Group (MSN) và PV Gas (GAS): lần lượt là 14.635 tỷ và 10.770 tỷ đồng.
Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong Q1/2012, Masan Group đã thu về 6.000 tỷ đồng từ vay nợ ngắn và dài hạn.
Trong cơ cấu tiền của MSN có 1.755 tỷ đồng là tiền mặt, 11.712 tỷ đồng là tương đương tiền và 1.168 tỷ đồng là tiền gửi trên 3 tháng. Số tiền này nhiều khả năng sẽ được dùng để đầu tư cho dự án Núi Pháo thông qua công ty con Masan Resources và thực hiện các hoạt động M&A.
Lượng tiền mặt của GAS chủ yếu đến từ lợi nhuận và vay dài hạn trong năm 2011.
Ngoài GAS, còn có 3 thành viên khác của Tập đoàn Dầu khí góp mặt trong danh sách là PVS, DPM và PVX.
Hai đại gia ngành xây lắp VCG và PVX lọt vào trong top là nhờ mới kết thúc đợt chào bán cổ phiếu tăng vốn.
REE mới thu về thêm 500 tỷ đồng từ thoái vốn tại Sacombank còn Kinh Đô cũng thu về 660 tỷ đồng từ phát hành hơn 10% cổ phần cho Ezaki Glico.
Vay nợ lớn: Tiền nhiều không hẳn đã "sướng"
Một điều khá thú vị là khá nhiều doanh nghiệp trong top có nhiều tiền mặt nhất lại cũng là những doanh nghiệp vay nợ nhiều nhất.
Nếu như 12 doanh nghiệp có trên 1.000 tỷ đồng tiền mặt nắm giữ tổng cộng 54.000 tỷ đồng tiền mặtthì họ cũng đang đi vay hơn 80.000 tỷ đồng.
MSN và GAS – hai công ty có nhiều tiền mặt nhất – đều có số vay nợ tương đương với lượng tiền mặt đang có. Tuy nhiên, khoảng 60% lượng vay nợ của MSN là các khoản vay có khả năng chuyển đổi thành cổ phần. Hơn nữa, chủ yếu là vay dài hạn.
Vinaconex và HAGL cũng đang nợ trên 12.000 tỷ đồng mỗi doanh nghiệp.
Đạm Phú Mỹ là công ty “thảnh thơi” nhất với lượng tiền mặt đang có khi mà dư nợ vay chỉ vỏn vẹn 9 tỷ đồng trong khi có lượng tiền mặt hơn 5.600 tỷ đồng.
Ngoài ra, Vinamilk, REE, Kinh Đô cũng đang có lượng tiền mặt lớn hơn nhiều so với số nợ. Vinamilk đang nợ 400 tỷ đồng nhưng số tiền mặt nhiều gấp 8 lần.
HAGL và Vinaconex cũng là những công ty có chênh lệch giữa tiền mặt/vay nợ lớn nhất, đều trên mức 10.000 tỷ đồng.
Hai doanh nghiệp này đều có nợ ngắn hạn (bao gồm nợ dài hạn đến kỳ trả) khá lớn. Tổng công ty Vinaconex và các công ty con có nợ ngắn hạn lên đến 7.000 tỷ đồng; HAGL là 2.700 tỷ đồng.
Trong Q1, HAGL vay thêm 1.950 tỷ đồng đồng thời trả gốc vay 1.380 tỷ đồng. Lượng tiền mặt của HAGL giảm hơn 1.200 tỷ đồng so với đầu năm do chi gần 1.600 tỷ đồng để mua sắm, xây dựng tài sản cố định.
Theo Cafe F